KPLs
23/09/2021

15 KPIs quan trọng mà các marketer nên nằm lòng (part 1)

Bạn muốn trở thành một marketer giỏi trong lĩnh vực của mình. Vậy thì đừng bỏ qua bài viết này nhé! Trong bài viết này, Bigads xin gửi đến bạn 15 KPIs qua trọng mà các Marketer nên nhớ nó.

1. Chi phí chuyển đổi khách hàng (CAC):

Customer Acquisition Cost là tổng chi phí để thuyết phục một khách hàng tiềm năng mua sản phẩm. Hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian cụ thể, có thể hiểu customer acquisition cost là chi phí doanh nghiệp phải trả để có một khách hàng. Đây cũng chính là chi phí biến chuyển đổi trong marketing online để cải thiện hoạt động Marketing và tối ưu chi phí.
CAC là áp dụng cho cả khách hàng cũ và mới. Còn CPA là chi phí tính cho khách hàng mới.
Cách tính CAC: CAC = Tổng chi phí Sales & Marketing/ số lượng khách hàng mới từ những hoạt động trên.
Nếu: CAC cao thì nhà quản trị cần dừng ngay chiến dịch
CAC thấp thì doanh nghiệp đang thu được lợi, tỷ lệ chi phí thấp nhưng thu nhiều khách hàng.

2. Giá trị vòng đời khách hàng (LTV):

Lifetime Value được hiểu là giá trị người dùng trong suốt vòng đời sản phẩm, là dự đoán những giá trị tương lai người dùng này sẽ mang lại trong suốt thời gian gắn bó. Các Marketer có thể sử dụng chỉ số LTV để xác định phân khúc khách hàng nào đem lại nhiều giá trị nhất cho doanh nghiệp. Từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp để tạp mối quan hệ với phân khúc đó
LTV kết hợp cùng CAC giúp bạn xác định được nên chi bao nhiêu tiền cho marketing. Trong trường hợp LTV của bạn thấp hơn CAC, bạn có thể đang dành quá nhiều tiền để đạt được 01 khách hàng mới trong khi giá trị mang lại của khách hàng đó không đáng kể, do đó nên giảm bớt ngân sách cho hoạt động này.
Cách tính LTV:
LTV = (Giao dịch 1 + Giao dịch 2 + Giao dịch 3 + …Giao dịch n)x Tỷ suất lợi nhuận trung bình
Những khách hàng trung thành mang đến giá trị ổn định và lâu dài cho doanh nghiệp là những người có LTV cao. Trong trường hợp LTV thấp hơn CAC, bạn có thể đang dành quá nhiều tiền để đạt được 01 khách hàng mới trong khi giá trị mang lại của khách hàng đó không đáng kể, do đó nên giảm bớt ngân sách cho hoạt động này.

3. Tỷ suất hoàn vốn (ROI):

lợi ích SEO website mang lại

Tỉ lệ hoàn vốn (Return on Investment) đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận trên một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp, không phân biệt nguồn hình thành khoản vốn đầu tư đó, cho thấy hiệu suất của những khoản đầu tư từ doanh nghiệp. ROI càng lớn chứng tỏ các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp càng hiệu quả.
Cách tính ROI: ROI = (Doanh thu – Chi phí)/ Chi phí
Nếu ROI thấp bạn nên thử một chiến lược mới hoặc suy xét việc chuyển hướng đầu tư.

4. Lợi nhuận trên chi phí quảng cáo (ROAS):

Return on Ad Spend – Lợi nhuận thu về trên chi phí quảng cáo, có nghĩa là bạn thu về được bao nhiêu đồng cho mỗi đồng bạn chi cho quảng cáo.
ROAS tương tự như chỉ số ROI. Nhưng nếu ROI thường được dùng để tính độ hiệu quả của toàn bộ chiến lược marketing, tính dựa trên toàn bộ lợi nhuận kiếm về, thì ROAS được dùng để tính độ hiệu quả chi tiết hơn của từng chiến dịch quảng cáo, từng nhóm quảng cáo, và thậm chí là từng keyword.
Cách tính ROAS: ROAS = Doanh thu quảng cáo/ Chi phí của nguồn quảng cáo

5. Khách hàng tiềm năng Marketing (MQL):

Marketing-qualified leads là đối tượng khách hàng có khả năng mua hàng trong marketing. Những đối tượng này thường được xác định nhờ vào các thông tin mà doanh nghiệp thu thập được thông qua các kênh quảng bá marketing. Các thông tin này sau đó sẽ được phân tích để tìm ra danh sách những qualified leads.
Một MQL được xác định dựa trên những thông tin, hành vi tiêu dùng và được phân tích với một quy trình khép kín của doanh nghiệp.
Xác định được tệp MQL giúp bạn nhanh chóng biết được những đối tượng nào có khả năng mua hàng cao hơn, giúp cho hoạt động marketing tập trung nhắm vào các đối tượng cụ thể hơn và tối ưu hơn.

6. Tỷ lệ chuyển đổi (CR):

Conversion Rate – được hiểu là tỷ lệ giữa tổng số người dùng vào website trên một mục tiêu cụ thể (số người đặt hàng, thanh toán, hay đăng ký thành viên…). Tùy dạng website khác nhau mà chúng ta có thể đặt ra những mục tiêu khác nhau. CR cho biết tỷ lệ bao nhiêu phần trăm trên tổng số thực hiện hành vi chuyển đổi. Những hành vi chuyển đổi này không bắt buộc phải là “mua hàng” mà còn có thể đa dạng thành “đăng ký”, “cung cấp thông tin”,… tùy theo mục đích của doanh nghiệp.
Cách tính CR: CR = Số lượng chuyển đổi/ Tổng khách truy cập x 100
CR là một chỉ số cực kỳ quan trọng khi đánh giá hiệu quả marketing. Tối ưu CR giúp bạn giảm chi phí trên từng khách hàng và mang lại lợi nhuận cao hơn.

7. Sales Qualified Leads (SQL):

Nếu một MQL được chăm sóc và phát triển mối quan hệ đúng cách, nhiều khả năng họ sẽ trở thành một SQL. Lúc này, sau khi đã được đánh giá cẩn thận bởi đội ngũ marketing và sales, SQL đã sẵn sàng để chuyển sang giai đoạn tiếp theo của quy trình bán hàng.
Theo dõi SQL giúp doanh nghiệp sàng lọc kỹ càng những đối tượng hứa hẹn tỉ lệ chuyển đổi cao nhất và xây dựng chiến lược phù hợp với những đối tượng này, thúc đẩy họ mua hàng.

8. Sự tăng trưởng các Followers:

Quản lý tài khoản mạng xã hội của doanh nghiệp là công việc quan trọng của hầu hết marketer. Theo dõi sự tăng trưởng các followers trên các tài khoản này là 1 KPI không thể bỏ qua khi đánh giá và cải thiện hiệu quả marketing trên môi trường digital.
Tăng followers là một cách để bạn biết rằng mức độ nhận diện và tương tác với người tiêu dùng của doanh nghiệp cũng đang dần tăng lên.
Để phát triển nền tảng follower của mình, bạn có thể cân nhắc chạy các chiến dịch được tài trợ. Chạy quảng cáo là hình thức phổ biến nhất hiện nay để tăng followers cho Facebook Fanpage, Instagram,…
Đây là 8 mẹo đầu tiên trong 15 mẹo mà các marketer cần nằm lòng. Trong bài viết tiếp theo, BigAds xin gửi đến bạn những mẹo còn lại. Đừng bỏ qua bài viết tiếp theo các marketer nhé.