4P
30/09/2021

4P trong marketing là gì? Các yếu tố của 4P trong marketing

Khái niệm 4P trong marketing lần đầu tiên được giới thiệu dưới thuật ngữ Marketing mix (tiếp thị hỗn hợp) trong một bài báo của Neil Borden vào năm 1964.

Ở thời điểm đó, thuật ngữ Marketing mix này bao gồm khá nhiều yếu tố như: sản phẩm, kế hoạch marketing, phân phối, giá cả, thương hiệu, bao bì, quảng cáo, khuyến mãi, tính cá nhân hóa).

Sau đó, chuyên gia marketing E. Jerome McCarthy đã nhóm các yếu tố này lại thành 4 phần cơ bản góp phần rất lớn vào việc xây dựng & phát triển các chiến lược marketing mà ngày nay chúng ta vẫn gọi là 4P marketing.

Vậy 4P trong Marketing là gì? Các yếu tố của 4P trong marketing? Và làm thế nào để sử dụng 4P tạo nên một chiến dịch marketing thành công?

Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Marketing Mix là gì?

Marketing Mix (hay Marketing hỗn hợp) là khái niệm thường được biết đến là 4P marketing, gồm các công cụ tiếp thị được marketer dùng để đạt được mục tiêu tiếp thị của mình.

2. 4P trong marketing là gì?

4P trong marketing là mô hình marketing bao gồm 4 yếu tố cơ bản: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá). 4 yếu tố này còn được gọi là Marketing hỗn hợp hoặc Marketing Mix. Mức độ thành công ở việc áp dụng 4P trong Marketing sẽ ảnh hưởng mạnh đến doanh thu của bạn.

Các yếu tố của 4P trong marketing

4P – Tổng hợp 4 yếu tố chính trong Marketing 4P

Liệu mọi người có mua sản phẩm bạn đang bán?

Để trả lời cho câu hỏi này, chính là 4 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng. 4 yếu tố này được gọi là marketing hỗn hợp hoặc 4P trong Marketing

  • Product (Sản phẩm): Bạn sẽ bán gì?
  • Price (Giá): Bạn tính phí bao nhiêu cho sản phẩm?
  • Place (Địa điểm): Khách hàng sẽ mua sản phẩm ở đâu?
  • Promotion (Quảng bá): Khách hàng sẽ tìm hiểu về sản phẩm như thế nào?

Mức độ thành công ở việc áp dụng 4P trong Marketing sẽ ảnh hưởng mạnh đến doanh thu của bạn.

Lưu ý: Trong phần này, chúng tôi sử dụng từ “sản phẩm” bao hàm cả “hàng hóa” và “dịch vụ”.

3. Các yếu tố của 4P trong Marketing

3.1 Product

Bạn sẽ bán gì?

Để xác định nên bán những gì, bạn phải hiểu nhu cầu của khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm/ dịch vụ và sau đó, điều chỉnh sản phẩm mà bạn sẽ bán để đáp ứng những nhu cầu đó.

Càng đáp ứng mong đợi của khách hàng, bạn càng có nhiều cơ hội để họ mua hàng của bạn, giới thiệu bạn với người khác và quay lại lần nữa trong tương lai.

Product_yếu tố của 4P trong marketing

Product (sản phẩm) là yếu tố đầu tiên của 4P Marketing.

Một số điểm quan trọng cần xem xét khi thiết kế sản phẩm bao gồm:

  • Sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất theo đơn đặt hàng

Sản phẩm của bạn sẽ được sản xuất hàng loạt và giống nhau cho mọi người mua, hay bạn sẽ cung cấp một sản phẩm riêng biệt tùy theo nhu cầu khách hàng?

  • Sản phẩm của bạn

Sản phẩm của bạn có phải là:

  1. Hàng tiện dụng (convenience good): thứ mà mọi người thường phải mua thường xuyên với chi phí thấp (kem, tạp chí, thuốc lá, nước, …)
  2. Hàng mua sắm (shopping good): thứ họ sẽ cân nhắc mua sắm và so sánh các sản phẩm thuộc các thương hiệu khác nhau (đồ nội thất, quần áo, thiết bị điện tử, …)
  3. Các mặt hàng đặc biệt (specialty good): thứ đặc biệt họ sẽ chỉ mua vài lần, như một món quà đắt tiền hoặc mặt hàng xa xỉ (xe máy, đồ cổ, bộ sưu tập tranh, …)
  4. Loại hàng thụ động (unsought good): thứ mà người tiêu dùng không hề biết đến và cũng không mong muốn mua chỉ trừ khi trường hợp đặc biệt (bảo hiểm tai nạn, dịch vụ mai táng, bình chữa cháy, …)

Hiểu rõ sản phẩm của bạn phù hợp với loại nào rất quan trọng trong việc xác định cách định giá, bán ở đâu và làm thế nào để quảng bá nó.

  • Sản phẩm mới hoặc đã tồn tại trên thị trường

Nếu sản phẩm mà bạn sẽ bán là sản phẩm mới, bạn sẽ phải giáo dục thị trường, thuyết phục mọi người rằng họ cần nó và tạo ra một nhu cầu cho sản phẩm.
Nếu bạn đang tạo ra phiên bản cải tiến cho một sản phẩm đã có sẵn, bạn cần cho mọi người thấy rằng nó tốt hơn về tính năng hoặc có giá rẻ hơn so với mặt hàng đối thủ đang cung cấp.

  • Kiểm tra sản phẩm:

    Đôi khi, một lỗi nào đó (dù lớn hay nhỏ) về sản phẩm cũng có thể khiến mọi người thất vọng, khiến doanh thu giảm sút.
    Hãy chắc chắn sản phẩm bạn sắp tung ra thị trường có được phản hồi tốt từ những người phù hợp với hồ sơ khách hàng tiềm năng của bạn.

Dưới đây là các câu hỏi gợi ý mà bạn có thể áp dụng:

  • Sản phẩm có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng?
  • Sản phẩm cần có tính năng gì để đáp ứng những nhu cầu trên?
  • Khách hàng sẽ sử dụng sản phẩm như thế nào?
  • Vẻ ngoài, bao bì của sản phẩm trông ra sao?
  • Khách hàng có thể trải nghiệm thử sản phẩm trước khi mua hay không?
  • Kích cỡ, màu sắc, tên của sản phẩm có thu hút sự chú ý?
  • Sản phẩm có gì khác biệt so với đối thủ?

Giao diện website được ví như “bao bì” sản phẩm nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.

3.2 Price

Bạn có thể tính phí bao nhiêu cho sản phẩm của mình?

Chi phí mà bạn bán sẽ ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm bán được.

  • Nếu giá của bạn quá thấp, điều đó có thể khiến khách hàng nghĩ sản phẩm có chất lượng kém hay bạn sẽ có ít lợi nhuận hơn.
  • Nếu giá của bạn quá cao, khách hàng có thể mua ít hơn hoặc mua với số lượng nhỏ hơn.

Price_ yếu tố của 4P trong marketing

Chi phí sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng sản phẩm bán ra.

Để xác định chi phí sản phẩm, bạn nên xem xét:

  • Chi phí của sản phẩm (gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi)
  • Giá sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh
  • Số tiền khách hàng sẵn sàng trả cho sản phẩm của bạn

Biết các yếu tố trên sẽ giúp bạn xác định lợi nhuận thu về từ hàng hóa hoặc dịch vụ của bạn.

Căn cứ vào thị phần, độ cạnh tranh, một số câu hỏi dành cho bạn giúp xác định giá cả cho sản phẩm bao gồm:

  • Giá trị mà sản phẩm/dịch vụ cung cấp cho khách hàng là gì?
  • Có nên giảm giá cho một phân khúc khách hàng cụ thể hay không?
  • Mức giá của bạn đang cao hay thấp hơn so với đối thủ?
  • Hình thức thanh toán (trả tiền mặt hay trả thẻ) và thời hạn thanh toán (trả một lần hay trả hàng tháng)

3.3 Place

Mọi người sẽ mua sản phẩm của bạn ở đâu?

Địa điểm (Place) là nơi bạn sẽ bán sản phẩm và cách bạn sẽ phân phối nó.

  • Bạn sẽ bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng, hay bạn sẽ giao cho các đại lí hoặc nhà phân phối, những người sẽ bán nó thay bạn?
  • Nếu bạn tự bán sản phẩm, bạn sẽ bán qua Internet, qua mail hay tại một cửa hàng?
  • Địa điểm bạn chọn có thuận tiện để khách hàng tiềm năng ghé qua mua hàng không?

Địa điểm

Địa điểm (Place) là nơi bạn sẽ bán sản phẩm và cách bạn sẽ phân phối nó.

Cho dù bạn mới bắt đầu kinh doanh, việc xem xét các phương thức phân phối mới,  hoặc cố gắng bán sản phẩm của mình ra nước ngoài có thể sẽ hữu ích với bạn.

  • Lựa chọn và thiết lập địa điểm:Cố gắng quyết định nơi đặt doanh nghiệp của bạn và làm thế nào để nó ổn định ngay khi bạn đến đó? Hãy xem xét những lựa chọn của bạn.
  • Quản lý chuỗi cung ứng:Quản lý hiệu quả chuỗi cung ứng có thể giúp bạn tạo ra một quy trình liền mạch từ lúc chuẩn bị sản xuất cho đến khi giao hàng và tiêu thụ
  • Xuất khẩu: Phát triển công ty của bạn bằng cách kinh doanh sản phẩm và dịch vụ ở nước ngoài.

3.4 Promotion

Promotion trong marketing là hình thức quảng bá sản phẩm để nhiều người dùng biết đến. Đây là yếu tố quan trọng trong mô hình 4P Marketing quyết định doanh thu của một doanh nghiệp.

Để khách hàng mua hàng của bạn, họ cần phải biết về nó, có ấn tượng tích cực và tin chắc rằng họ cần hoặc muốn sản phẩm.

Quảng bá

Promotion (quảng bá) – yếu tố quyết định doanh thu của một doanh nghiệp.

Có rất nhiều chiến thuật bạn có thể sử dụng để quảng bá sản phẩm tới các khách hàng tiềm năng, bao gồm:

  • Quảng cáo truyền thống trên truyền hình, đài phát thanh, bảng quảng cáo, trên báo chí hoặc tạp chí
  • Quảng cáo trên Internet, social media và các kỹ thuật quảng cáo online khác
  • Tham gia các triển lãm/hội chợ thương mại và các sự kiện
  • In tờ rơi quảng cáo
  • Marketing trực tiếp qua điện thoại (telemarketing), thư và e-mail

Xác định phương pháp nào phù hợp với doanh nghiệp phụ thuộc vào ngân sách và khách hàng tiềm năng của bạn.

Bạn phải chắc chắn rằng bạn đang quảng cáo sản phẩm mình ở nơi mọi người sẽ nhìn thấy nó. (vd: mặt tiền đường lớn, khu trung tâm, internet), và đó là nơi thu được lợi nhuận cao nhất.

Lời kết

Trong bài viết này, Bigads đã đi rất chi tiết tất cả những thông tin bạn cần biết về 4P trong marketing.

Hy vọng sau bài viết, bạn sẽ tìm được câu trả lời cho 4P trong marketing là gì? Và hơn hết là biết cách vận dụng nó trong chiến dịch marketing & kinh doanh của mình.