Mô hình kinh doanh là gì? 9 yếu tố chính trong mô hình kinh doanh
Xây dựng mô hình kinh doanh là tìm kiếm một giải pháp đầy tính khoa học mở ra những giá trị lâu dài cho tổ chức. Đồng thời cung cấp đến người dùng các sản phẩm/dịch vụ tiện ích.
Mô hình kinh doanh gồm cả:
- Cách bạn lên kế hoạch để kiếm tiền
- Quá trình tạo ra ưu đãi cho khách hàng
- Cách khai thác mạng lưới phân phối
- Cách tận dụng các mối quan hệ đối tác quan trọng
Nói tóm lại, nó là cơ sở toàn diện để nhận biết. Đồng thời định vị và khái quát doanh nghiệp của bạn trên thị trường.
Vậy, mô hình kinh doanh là gì?Lợi ích chúng mang lại ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết Bigads chia sẻ sau đây!
1. Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh là một yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của các công ty start up bởi nó mở ra cho doanh nghiệp những giá trị dài hạn bền vững. Tuy nhiên việc phát triển mô hình kinh doanh không đơn giản chỉ để phục vụ cho vấn đề lợi nhuận, tiết giảm chi phí mà còn là cho sự phát triển toàn diện của doanh nghiệp.
Để triển khai mô hình kinh doanh, trước hết, bạn cần tạo ra giá trị cho các bên liên quan.
Nhờ mô hình kinh doanh, bạn biết được yếu tố nào khiến người dùng quay lại dùng sản phẩm/ dịch vụ bạn. Và đối với các doanh nghiệp thì làm thế nào để họ nhận biết giá trị hữu ích từ giải pháp của bạn. Nhất là cách thức các nhà cung cấp phát triển công việc kinh doanh.
Một mô hình kinh doanh thành công là khi các yếu tố kể trên được áp dụng và kết hợp nhịp nhàng với nhau.
2. Mô hình kinh doanh và mô hình doanh thu
Mô hình kinh doanh có thể là cách mà bạn kiếm tiền. Nhưng cách bạn kiếm tiền không hẳn là mô hình kinh doanh.
Một trong những điều sai lầm lớn nhất của mô hình kinh doanhlà nhầm lẫn nó với mô hình doanh thu của công ty. Thực chất mô hình doanh thu chỉ là một trong những thành phần tạo nên một mô hình kinh doanh thành công.
Tuy nhiên, khái niệm về mô hình kinh doanh còn rộng hơn nữa. Nó ngụ ý sự hiểu biết về các hoạt động kinh doanh, thu hút khách hàng, duy trì, quản lý chuỗi cung ứng,…
Trong mô hình kinh doanh, tùy thuộc vào ngành nghề và định hướng của doanh nghiệp. Sẽ có một yếu tố nào đó cần thiết hơn hẳn so với những yếu tố khác.
Ví dụ, thành phần quan trọng nhất của mô hình kinh doanh Coca-Cola là chiến lược phân phối. Còn đối với McDonald, chìa khóa thành công của mô hình kinh doanh là các nhà hàng nhượng quyền đã có công giúp công ty phát triển quy mô trên toàn thế giới.
Nhìn chung, mỗi công ty sẽ chọn phát triển một mô hình độc quyền. Trong số nhiều các loại mô hình kinh doanh nhằm nâng cao giá trị tổ chức về lâu dài!
3. Thiết kế mô hình kinh doanh
Mục đích chính của mô hình kinh doanh chính là:
- Tạo ra một chuỗi liên kết bền vững
- Khám phá giá trị dài hạn cho các doanh nghiệp trong cùng thị trường, cùng ngách hoặc cùng ngành nghề.
Do đó, chuỗi giá trị này sẽ bắt đầu từ bước đề xuất giá trị. Nó được xem như lời cam kết bạn đưa ra cho những “người chơi” và đối tác quan trọng trong thị trường, ngành nghề hoặc ngách, tùy thuộc vào mục đích ban đầu.
Ví dụ:. Ngay từ những ngày đầu kinh doanh, Paypal không muốn thống trị toàn bộ thị trường mà bắt đầu từ một ngách.
Bí quyết kinh doanh này đã được cựu CEO Paypal – Pether Thiel chia sẻ trong cuốn sách Zero to One:
“Các công ty thành công nhất chủ yếu tập trung thực hiện tiến trình cốt lõi. Trước tiên thống trị một ngách nhỏ cụ thể rồi sau đó mới mở rộng sang các thị trường lân cận”
PayPal đã bắt đầu từ việc xác định đối tác có giá trị nhất, những người mà họ gọi là “người dùng quyền lực” (power user). Theo đó, thay vì tập trung vào việc cung cấp một dịch vụ chung cho mọi người, PayPal tuyển hướng tập trung thu hút càng nhiều “người dùng quyền lực” càng tốt. Những người này chủ yếu được thu thập từ nền tảng eBay.
Chỉ sau khi PayPal đã soạn thảo, thử nghiệm và xác nhận một đề xuất giá trị rõ ràng cho một nhóm người dùng quyền lực nhỏ nhưng quan trọng, họ mới có thể chuyển sang chiếm các phân khúc lớn hơn của thị trường đó.
4. 9 yếu tố chính trong mô hình kinh doanh
Thực tế là không có cách cụ thể nào để xác định một mô hình. Nhưng có một tiêu chuẩn được gọi là mô hình kinh doanh Canvas. Đây có lẽ là cách tốt nhận biết các thành phần chính của chuỗi tạo giá trị công ty.
Cụ thể, có 9 yếu tố chính:
- Đối tác chính
- Các hoạt động chính
- Đề xuất giá trị
- Quan hệ khách hàng
- Phân khúc khách hàng
- Tài nguyên cốt lõi
- Kênh phân phối
- Cơ cấu chi phí
- Nguồn thu nhập
Tuy nhiên, trong thế giới công nghệ thông tin chiếm ưu thế như hiện nay. Canvas đã cho ra đời một mô hình mới với tên gọi lean startup canvas. Mô hình này nhằm thiết kế một mô hình kinh doanh hiệu quả, chính xác, ít tốn kém chi phí hơn cho các công ty startup.
Mô hình Lean startup Canvas
Cách thức vận hành của mô hình này cũng có chút khác biệt so với các tổ chức tập đoàn.
Lean startup Canvas
Lean Startup Canvas bắt đầu từ phong trào khởi nghiệp tinh gọn do Steve Blank khởi xướng vào năm 2013.
Trong khi các công ty lớn chủ yếu dựa vào các phác đồ chi tiết. Đối với các kế hoạch kinh doanh dài hàng trăm trang, đầy lý thuyết, thì các công ty startup lại chủ yếu thiên về thử nghiệm.
Tương tự các tập đoàn lớn đầu tư nguồn lực dồi dào để thiết kế, xây dựng sản phẩm/dịch vụ. Các công ty startup lại có xu hướng sử dụng quy trình thiết kế lặp và quy trình phát thảo nhanh gọn mà họ có được từ MVP để phù hợp với sản phẩm/ thị trường (và tối thiểu hóa chi phí, tất nhiên).
Bạn có thể áp dụng mô hình Canvas (nguyên thủy), lean startup canvas hay tự phát triển với mô hình của riêng bạn, hay cùng đối tác. Nhưng điều quan trọng là trước khi tiếp cận, bạn phải có cái nhìn toàn diện về doanh nghiệp của mình.
Mô hình Blitzscaling business model innovation canvas
Ngoài ra, mô hình Blitzscaling business model innovation canvas có thể dùng là bí quyết để đánh giá xem công ty của bạn hay mô hình của bạn có đầy đủ các yếu tố để phát triển quy mô hay không.
Loại mô hình kinh doanh – Mô hình Blitzscaling business model innovation canvas
Trong mô hình này, bạn cần kiểm tra xem mô hình kinh doanh của mình có đủ 4 yếu tố tăng trưởng chính:
- Quy mô thị trường
- Mạng lưới phân phối
- Tổng tỷ suất lợi nhuận
- Hiệu ứng mạng lưới
Đồng thời tránh các yếu tố hạn chế ảnh hưởng đến sự tăng trưởng. Ví dụ như sự thiếu về sản phẩm/dịch vụ phù hợp và về khả năng nâng cấp hoạt động kinh doanh.