seo
29/09/2021

Quy trình SEO: Bật mí bí quyết giúp Website lên TOP nhanh và an toàn

Để có thể SEO các bài viết lên bảng sếp hạng của Google thì bạn cần có một quy trình SEO hoàn hảo để giúp trang web của bạn lên top nhanh và an toàn.

SEO là phương pháp tối ưu hóa tối ưu website thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm nhằm cải thiện thự hạng của website trên bảng xếp hạng của Google khi người dùng truy vấn. SEO hiện nay được xem là hình thức marketing hiệu quả và mang tính lâu dài nhất cho doanh nghiệp.

Với những bạn mới biết về SEO, cũng như vừa học vừa thực hành SEO. Các bạn thường không có một quy trình SEO cụ thể và vững chắc cho mình.

Điều này dẫn tới việc bạn làm SEO lâu nhưng không có một kết quả rõ rệt gì, hay thậm chí tệ hơn, nó dẫn tới việc thứ hạng từ khóa của bạn lại có chiều hướng đi xuống.

Ở bài viết này, tôi sẽ mô tả và chia sẻ cho bạn một quy trình SEO tôi đã học và thực hành SEO một cách cụ thể từng bước.

Quy trình seo cơ bản một website

Quy trình seo có thể thay đổi qua nhiều giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên về bản chất thì một quy trình seo chuẩn và cơ bản sẽ có gồm những bước dưới đây:

Bước 1: Thu thập thông tin dự án.

Trước khi bắt đầu dự án, để tránh trường hợp thiếu sót nguồn lực, các công cụ khi triển khai và không biết vai trò của các thành viên trong khi làm SEO, bạn cần thu thập đầy đủ các thông tin mô tả khác nhau liên quan đến dự án.

Bước 2: Nghiên cứu sản phẩm là một phần không thể thiếu trong quy trình SEO

Nghiên cứu sản phẩm/ dịch vụ: Trước khi SEO web cần phải tìm hiểu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là gì, tính chất như thế nào, có cạnh tranh ra sao để có thể đưa ra các chiến lược seo hợp lý.

Nghiên cứu khách hàng: Nghiên cứu sâu về khách hàng, nhu cầu của họ, cách họ tìm kiếm, đối tượng nào là chính…

Nghiên cứu từ khóa: Các seoer sẽ nghiên cứu từ khóa chính sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, các từ khóa liên quan, lưu lượng tìm kiếm, phân biệt các loại từ đó.

Bạn có thể sử dụng các Seo Tools sau đây là để nghiên cứu từ khóa hiệu quả hơn:

  • Công cụ Google Keyword Planner
  • Keywords Explorer của Ahrefs
  • Công cụ Keywordtool.io
  • Answer the Public

Nghiên cứu đối thủ: Tìm hiểu thật kỹ đối thủ để đảm bảo rằng bạn không bị bỏ lại phía sau, học hỏi cách họ làm và tận dụng chúng.

Bước 3: Lên cấu trúc website

Sau khi nghiên cứu xong, seoer sẽ phân loại các từ khóa chính, phụ. Sau đó sẽ lên cấu trúc website tương ứng và tốt nhất để seo. Phân cấp danh mục, bài viết trên trang để có thể đảm bảo các bọ tìm kiếm của Google sẽ dễ dàng tìm thấy website doanh nghiệp của bạn.

Bước 4. SEO Onpage 

Tối ưu SEO onpage bao gồm các kĩ thuật được triển khai trên chính website doanh nghiệp nhằm mục đích tối ưu website thân thiện với người dùng và Google bot. Đây là một trong các bước SEO website quan trọng trong quy trình SEO hiệu quả tại GTV SEO.

Ở hạng mục tối ưu SEO Onpage, có 2 mức độ Onpage mà bạn cần nắm:

Tối ưu SEO Onpage cơ bản

  • Title, heading 1, 2, 3, 4
  • Readability (khả năng đọc, dễ nhìn của bài viết)
  • Blockquotes
  • Alt hình ảnh
  • Keyword density (mật độ từ khóa xuất hiện trong bài)
  • Meta description
  • Chèn thêm các infographic, video, hình ảnh, bảng biểu minh họa để bài viết bắt mắt

Tối ưu SEO Onpage nâng cao

  • LSI và Semantic keyword
  • Schema markup
  • Phiên bản mobile cho website
  • URL bài viết
  • Thẻ <strong> keyword
  • Feature snippet (nếu có)
  • Liên kết Internal link
  • Table of content
  • Sử dụng Easy Win Method

Bước 5. Xây dựng liên kết

Tại bước này bạn cần tuân theo 4 yếu tố sau:

  1. Xây dựng liên kết
  2. Truyền thông xã hội cho website
  3. Xây dựng sự uy tín cho website
  4. Cá nhân cũng ảnh hưởng đến yếu tố xếp hạng vị trí website của bạn.

Bước 5. Tiếp tục tối ưu seo trong quy trình SEO

Bạn không thể nóng vội muốn SEO có thể lên top đầu luôn được. Seo là cả một quá trình chính vì vậy hãy bình tĩnh nhé. Nếu muốn bài mình lên top, là một Seoer bạn nên tiếp tục tối ưu để đạt thứ hạng nhanh đạt Top. Hoặc khi top tồi bạn nên duy trì và mở rộng từ khóa.

Bước 6. Phân tích thứ hạng & Đo lường

Muốn có được thứ hạng tốt bạn nên phân tích và đo lường những thứ mình đã làm được, chưa làm được. Qua quá trình đó bạn có thể đưa ra giải pháp tối ưu nhất với bài cần SEO. Ngoài ra, bạn có thể theo dõi được lượng backlink, số lượt khách hàng truy cập vào website từ những nguồn nào, những từ khóa nào đã lên top cũng như tỷ lệ thoát trang ra sao…