Traffic là gì? Phân tích vấn đề traffic cao nhưng chuyển đổi thấp
Tỉ lệ traffic ghé thăm Website đang rất ổn định thậm chí cao ngất ngưởng, nhưng tỉ lệ mua hàng lại cực kì thấp. Bạn đã làm mọi cách nhưng tình trạng này vẫn tái diễn. Kết quả, chi phí cho một chuyển đổi mua hàng của bạn bị đội lên rất nhiều. Quảng cáo không còn hiệu quả nữa.
Vấn đề rốt cuộc nằm ở đâu? Mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây để xem những Phân tích cho vấn đề tỉ lệ Traffic cao nhưng chuyển đổi thấp từ chuyên gia Zalo Ads các bạn nhé!
Traffic là gì?
Traffic là thuật ngữ trong SEO mô tả số lượt người dùng truy cập và hoạt động trên Website của bạn. Và Traffic hay lưu lượng truy cập cao hơn cũng là tín hiệu giúp bạn có kết quả tốt hơn trong quá trình SEO.
Traffic tiềm năng là gì?
Traffic tiềm năng là lượng Traffic ước tính mà một từ khóa có thể mang lại cho Website của bạn. Với mỗi từ khóa khác nhau thì lượng Traffic Web mà chúng mang lại cũng khác nhau.
Sự kì vọng của các SEOers về traffic seo mà từ khóa mang lại chính là traffic tiềm năng của từ khóa đó.
Hầu hết các SEOers thường đặt ra cho mình những mục tiêu nhất định về lưu lượng traffic mà từ khóa mang lại trước khi bắt đầu công việc SEO cho từ khóa.
Traffic tiềm năng còn được xem là một trong những chỉ số quan trọng. Thuật ngữ này là Thứ mà doanh nghiệp nào cũng mong muốn có được trong chiến dịch Marketing Online của mình.
Phân tích traffic
Để hiểu được cách tiếp cận và khai thác các tài nguyên trên trang của người dùng, các nhà quảng cáo cần thực hiện các phân tích traffic để nắm được time-on-site, tỉ lệ thoát trang, tốc độ tải trang trên các nền tảng mobile và máy tính, hành vi nhân khẩu học, trình duyệt…
Để thực hiện quá trình này, bạn có thể sử dụng Google Analytics nhằm mang đến những con số trực quan nhất. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra hướng giải quyết phù hợp với những vấn đề mà mình đang gặp phải. Điểm cộng lớn nhất của phương pháp này chính là tương đối phổ biến và dễ dàng khi thao tác với đại đa số marketer.
Phân tích hành vi trên trang
Nếu phương án trên áp dụng Google Analytics thì cách thức phân tích hành vi được thực hiện nhờ công cụ heatmap. Với heatmap, bạn sẽ xác định được người dùng đã truy cập nội dung nào trên trang, thoát ở thời điểm nào, thời gian on-site có xuyên suốt hay ngắt quãng, liệu đã nhìn thấy mẫu form đăng kí hay chưa?
So với Google Analytics, phương pháp này sẽ tiết kiệm thời gian hơn khi tập trung tìm ra “lỗ hỏng” và giải quyết thay vì cố gắng đào sâu và khắc phục từng vấn đề. Tuy nhiên, công cụ heatmap lại chưa được ứng dụng nhiều tại Việt Nam.
Các marketer có thể tham khảo thêm Hotjar để phân tích hành vi và hành trình Khách hàng thực hiện trên Landing Page (Heatmap, Recording).
Hy vọng, bài viết trên đây Bigads giúp các marketer nói riêng và doanh nghiệp nói chung có cái nhìn tổng quan về sự tỷ lệ nghịch giữa traffic – chuyển đổi trên trang. Với những phân tích và gợi ý trên, việc khắc phục các vấn đề digital marketing của bạn sẽ trở nên tối ưu và tiết kiệm thời gian hơn.