15 KPIs quan trọng mà các Maketer cần “nằm lòng” (part 2)
Ở bài viết trước chúng tôi đã giới thiệu đến bạn những KPIs quan trọng. Thì đến bài viết này Bigads xin trình bày nốt các KPIs còn lại mà bạn nên nằm lòng. Dừng bỏ qua nhé
9️. Lượng truy cập website (Traffic Website):
Website là một kênh truyền thông quan trọng của các doanh nghiệp. Một website thu hút được nhiều lượng truy cập đóng góp một phần lớn trong việc thành công thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp. Lượng người dùng vào website thông qua bảng kết quả tìm kiếm hay còn hiểu là thông qua các từ khóa họ tìm kiếm.
Theo dõi lượng truy cập website cho phép bạn đánh giá hiệu quả của nhiều chiến dịch marketing. Để làm được điều này thì các bạn cần phải SEO từ khóa sao cho chúng nằm trong top Google. Ví dụ, lượng truy cập organic cho thấy hiệu quả của đội ngũ SEO hay xác định liệu quảng cáo qua mạng xã hội có mang lại lượng truy cập website mà bạn mong muốn,…
10.Lượng tương tác trên mạng xã hội:
Bất kì hành động nào của người dùng với một bài post hay fanpage cụ thể cũng được tính là một tương tác cho bài post và fanpage đó. Số lượt tương tác là KPIs không thể bỏ qua khi đánh giá hiệu quả marketing trên mạng xã hội.
Sau khi xác định được bao nhiêu người tiếp cận bài viết (lượt reach), marketers cần quan tâm tới lượng tương tác – chỉ số quan trọng thể hiện sự thu hút của bài viết với công chúng mục tiêu. Việc thống kê tương tác trên mạng xã hội trên mạng xã hội giúp các marketers xác định được topic nào thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng để tạo ra những content hấp dẫn hơn.
11.Referral traffic:
Bên cạnh Direct traffic và Organic traffic, Referral traffic là lượng truy cập vào website của bạn thông qua các website khác mà không phải thông qua các công cụ tìm kiếm, giúp bạn xác định lượng khách truy cập website của doanh nghiệp đến từ đâu.. Đối với SEO, referrals là hình thức giới thiệu từ một nguồn bất kỳ (cả online và offline), không phải trên công cụ tìm kiếm để điều hướng người dùng truy cập vào website của bạn.
Referral traffic được lưu trữ bằng giao thức HTTP trên trình duyệt. Theo dõi chỉ số KPI này giúp bạn đánh giá hiệu quả quảng cáo từ những nền tảng khác ngoài công cụ tìm kiếm và website chính.
12.Chỉ số thiện cảm của khách hàng (NPS):
Net Promoter Score – một KPIs cho biết mức độ hài lòng của khách hàng, có thang đo từ -100 đến 100, đo lường mức độ khách hàng sẵn lòng giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty cho người khác.
Ngoài ra chỉ số NPS còn dùng để khảo sát mức độ hài lòng và sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ và gián tiếp phản ánh khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. NPS giúp bạn lắng nghe và thấu hiểu khách hàng từ sự hài lòng và trung thành của họ đối với thương hiệu, cải thiện hiệu quả Marketing. NPS có thể áp dụng được ở hầu hết các ngành.
13.Organic Traffic:
Organic traffic hay Organic search là một thuật ngữ dùng để thể hiện số lượng lượt truy cập vào website đến từ lượt tìm kiếm tự nhiên của người dùng thông qua các công cụ tìm kiếm (ở Việt Nam thì Google là phổ biến nhất) và không bao gồm các lượt truy cập từ những hình thức quảng cáo trả phí của Google (Google Ads).
KPIs này được sử dụng để đo lường hiệu quả của những nỗ lực SEO. SEO tốt mang lại thứ hạng tìm kiếm cao, tăng lượng organic traffic và dẫn đến giảm chi phí quảng cáo.
14.Lượt tham gia sự kiện:
Một marketer sẽ khó tránh khỏi việc tổ chức các sự kiện khi thực hiện các hoạt động marketing. Đối với hoạt động này, để đánh giá hiệu suất của sự kiện thì số lượt tham gia trở thành một KPIs quan trọng.
Theo dõi chỉ số này giúp bạn biết được liệu đội ngũ marketing có đang khiến người tiêu dùng quan tâm và sẵn lòng tham dự sự kiện của bạn hay không. Số người tham gia sự kiện tỷ lệ thuận với sự thành công của sự kiện.
15.Tỷ lệ giữ chân khách hàng (CRR):
Tỉ lệ duy trì khách hàng có thuật ngữ chuyên ngành là Customer Retention Rate (CRR) – đây là chỉ số về tỉ lệ khách hàng mua/ sử dụng dịch vụ và quay lại trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh nghiệp luôn muốn khách hàng quay lại và tiếp tục mua hàng của mình. Điều này được thể hiện qua những nỗ lực nhằm tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng.
Đo lường được chỉ số KPIs này giúp nhà quản trị biết được mức độ khách hàng sẵn lòng duy trì mối quan hệ với doanh nghiệp và từ đó cho thấy khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp trong tương lai.
Tùy thuộc vào chính sách của từng công ty mà CRR được tính theo các khoảng thời gian khác nhau. Có thể là theo tháng, theo quý hoặc theo năm…
Cách tính CRR:
CRR = [Số khách hàng đầu kỳ/(Số khách hàng cuối kỳ – Số khách hàng mới có được trong kỳ)]* 100
Có rất nhiều chỉ số KPIs tùy thuộc vào hoạt động và mục đích đo lường của doanh nghiệp. Xây dựng KPIs phù hợp đóng vai trò cốt yếu thành công trong chiến dịch marketing và cả các hoạt động khác.
Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích được bạn!