5 thuật ngữ cần biết trong quảng cáo Google Display Network
Ở các bài viết trước mình đã chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin về Google Display Network. Bạn dọc có thể tham khảo thêm thông tin.
Xem thêm: GDN là gì? 4 bước đơn giản giúp quảng cáo GDN hiệu quả
5 lý do chọn quảng cáo Google Display Network
Bài viết dưới đây mình sẽ tiếp tục chia sẻ đến bạn đọc các thông tin về chủ đề Google Display Network. Cúng tham khải nhé.
Các thuật ngữ cần biết trong quảng cáo Google Display Network
-
CPC tối đa
Là số tiền tối đa bạn phải trả khi có người click chuột vào quảng cáo của bạn cho mỗi phiên đấu giá.
2. Hiển thị
Tổng số lần banner quảng cáo hiển thị. Dựa vào đây, bạn sẽ biết quảng cáo của mình hoạt động tốt hay không.
3. Số nhấp chuột
Tổng số lượng người click vào banner quảng cáo của bạn khi hiển thị trên website của hệ thống Google Display Network.
4. CTR
Tần suất người truy vấn click vào bài quảng cáo (nếu hiển thị), chỉ số này rất quan trọng, giúp bạn đánh giá hiệu quả chiến lược của mình. Để tính CTR thì bạn hãy áp dụng theo công thức: CTR = Số nhấp chuột/Hiển thị.
5. Chuyển đổi
Là những con số chuyển đổi mà bạn sẽ nhận khi có bất kỳ người dùng click vào quảng cáo. Để làm được điều này, bạn cần tạo ra nhiều lợi ích như: Nhấp số điện thoại, điền form, chat,…
TẦM QUAN TRỌNG CỦA GOOGLE DISPLAY NETWORK ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP
Mục đích chính của Google Display Network là quảng bá, tăng mức độ hiện diện của thương hiệu. Tại Việt Nam hiện nay, rất ít doanh nghiệp nhỏ đầu tư vào GDN, vì họ cho rằng hình thức quảng cáo này không hiệu quả, tỷ lệ chuyển đổi chậm.
Bạn sẽ thấy đa phần quảng cáo GDN đều thuộc về các doanh nghiệp trong lĩnh vực xe hơi, bất động sản hoặc các ông lớn ngành FMCG (không bao gồm đơn vị chạy Google Remarketing).
Nhìn về cơ bản thì Google Remarketing có cơ chế hoạt động giống hệt Google Display Network. Nói theo cách dễ hiểu hơn: Google Remarketing là một tập thuộc con của GDN.
VỊ TRÍ QUẢNG CÁO GOOGLE DISPLAY NETWORK
GDN cho phép quảng cáo của bạn xuất hiện trên hơn 2 triệu trang web, app di động và video. Đồng thời, tăng hiệu quả tiếp cận hơn 90% người dùng Internet, một con số quá khủng đúng không nào?
Mức độ hiển thị quảng cáo như thế nào sẽ phụ thuộc vào mục tiêu bạn đặt cho chiến dịch của mình ra sao, ví dụ:
- Nghiên cứu từ khóa và chủ đề liên quan
- Chọn website và trang (sẽ quảng cáo) cụ thể
- Hướng đến đối tượng mục tiêu dựa trên lịch sử, nhân khẩu và sở thích,… để biết được họ có ghé thăm website không.
Lưu ý: Tùy vào từng loại Targeting mà vị trí đặt quảng cáo có thể liên quan hoặc không liên quan đến nội dung Ads. Bạn có thể chọn hiển thị bài quảng cáo với người dùng Internet bằng thiết bị di động hoặc App mobile.
CÁC HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GOOGLE DISPLAY NETWORK
1. Quảng cáo theo ngữ cảnh
Là thủ thuật dựa trên chủ đề hoặc từ khóa mà bạn chọn nhằm tăng cơ hội hiển thị quảng cáo trên App và các website có nội dung liên quan. Google liên tục phân tích chủ thể chính của các trang web đăng quảng cáo.
Điều này sẽ dựa trên cấu trúc trang, cấu trúc liên kết, ngôn ngữ và nội dung bài quảng cáo. Nếu chủ đề hay từ khóa của bạn trùng với chủ thể của website, Google Ads sẽ đăng quảng cáo của bạn lên trang web đó.
2. Chọn chính xác trang web
Tính năng Placement Targeting giúp bạn dễ dàng chọn được website, App và video trong hệ thống website của GDN để quảng cáo hiển thị, vì Google sẽ không tự động chọn trang web cho bạn như chủ đề hay từ khóa.
3. Remarketing
Remarketing (Tiếp thị lại), là hình thức quảng cáo dành cho những người đã truy cập vào website của bạn và để lại thông tin liên hệ, với mục đích nhắc nhở đến họ về dịch vụ/sản phẩm của công ty.
Thủ thuật này còn được gọi Remarketing Ads, chỉ nhắm vào những người dùng đã từng tương tác với website, quảng cáo hay App của bạn, nhằm hiển thị Ads liên tục đến đối tượng này.
=> Không cần biết, họ đang nằm trong giai đoạn nào của chuyển đổi, chỉ một hành động đã click vào quảng cáo hoặc truy cập vào trang web sẽ đưa vào danh sách Remarketing.
Bigads hy vọng với những chia sẻ cụ thể trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về Google Display Network.