Influencer Marketing là gì 5 bước triển khai chiến dịch Influencer Marketing
31/08/2022

Influencer Marketing là gì? 5 bước triển khai chiến dịch Influencer Marketing hiệu quả

Influencer Marketing là gì? Chiến dịch Influencer marketing được triển khai như thế nào? Trong bài viết này, Bigads sẽ giúp bạn trả lời chi tiết câu hỏi trên.

1. Influencer Marketing là gì?

1.1. Influencer là gì?

Influencer là những người có khả năng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng hay cách nhìn nhận của người khác về 1 sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Bởi vì họ sở hữu những yếu tố được cộng đồng nhìn nhận như: quyền lực, kiến thức, địa vị, hoặc mối quan hệ.

Influencer Marketing là gì
Influencer Marketing là gì

Những Influencer là người có lượng followers lớn, sử dụng một hoặc nhiều mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Tiktok, Youtube,…. Họ cần có kiến thức về một hoặc nhiều lĩnh vực và có khả năng thuyết phục người nghe, người xem đồng tình với ý kiến của mình. Lượng người theo dõi của họ phụ thuộc vào sự am hiểu, kiến thức và giá trị mà họ có thể mang lại tới cho cộng đồng.

Những Influencer có sức ảnh hưởng càng cao, thì sẽ càng thu hút sự chú ý của thương hiệu nổi tiếng, và thu nhập sẽ càng cao.

1.2. Influencer Marketing là gì?

Influencer Marketing là hình thức doanh nghiệp hợp tác với một Influencer để tiếp thị một trong những sản phẩm hoặc dịch vụ của họ. Thay vì trả tiền để quảng cáo tới một đối tượng khách hàng mục tiêu nhất định, các doanh nghiệp sẽ sử dụng chiến lược Influencer Marketing để truyền cảm hứng và trả tiền cho người ảnh hưởng để họ lan toả thông điệp qua các kênh mạng xã hội của họ. Nội dung của thông điệp sẽ do chính doanh nghiệp biên soạn hoặc do các Influencer tự viết.

influencer marketing là gì
Influencer marketing là gì

Quy mô của doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ thì đều nên khai thác sức mạnh của Influencer Marketing. Influencers không chỉ giúp những thông điệp cần gửi gắm của doanh nghiệp tiếp thị tới khách hàng mà còn tăng sự tin tưởng của khách hàng tới thương hiệu hơn.

Người tiêu dùng hiện nay có xu hướng đặt niềm tin vào tiếng nói của một bên thứ ba, có thể là người thân, người tiêu dùng khác, hoặc người mà họ quan tâm, tin tưởng. Chính vì vậy mà Influencer marketing – phương thức tận dụng tiếng nói của người có ảnh hưởng ngày càng lên ngôi.

Hầu hết những người ảnh hướng đã xây dựng một cách có hệ thống về đối tượng quan tâm và lĩnh vực quan tâm của họ. Không phải ngẫu nhiên mà những người này theo dõi những người có ảnh hưởng hơn là một thương hiệu. Khách hàng không thực sự không quan tâm đến thương hiệu của bạn. Họ chỉ quan tâm đến ý kiến ​​của 1 người thứ 3 nào đó am hiều về lĩnh vực thương hiệu bạn đang cung cấp.

Chính vì vậy, đừng cố gắng áp đặt các quy tắc kinh doanh cho những Influencers. Người theo dõi là của họ và họ có thể dễ dàng dẫn dắt những người theo dõi họ hành động theo ý họ muôn

2. Số liệu thống kê về Influencer Marketing

số liệu về influencer marketing
Số liệu về influencer marketing

– Influencer Marketing đã tăng trưởng lên tới 13,8 tỷ đô la vào năm 2021 .

– Mỗi 1 đô chi tiêu cho Influencer Marketing, các doanh nghiệp thu về được 5,78 đô ROI

– Tính riêng từ năm 2016, lượt tìm kiếm cho cụm từ “influencer marketing” trên Google đã tăng 465% .

90% người trả lời khảo sát tin rằng influencer marketing là một hình thức tiếp thị hiệu quả.

– 5 năm trở lại đây đã có 1360 các nền tảng và đại lý tập trung vào Influencer Marketing

3. Phân loại và tầm quan trọng của Influencer Marketing là gì?

3.1. Phân loại Influencer Maerketing

phân loại influencer marketing
phân loại influencer marketing

Mega (Người nổi tiếng/Người của công chúng): diễn viên, người mẫu, ca sĩ, MC,… là nhóm influencer có độ biết được rộng nhất, tuy nhiên để lựa chọn influencer trong nhóm này đạt kết quả tốt, cần đánh giá Relevance (sự tương thích, liên quan) trên nhiều khía cạnh, từ đối tượng fan, thương hiệu cá nhân đến nội dung nhâu khẩu học và đề tài chú ý.

Macro (Các những người có chuyên môn cao và có sức liên quan trong ngành hàng): Những người này vừa có độ Reach tương đối cao (thấp hơn Celeb) và có cấp độ Resonance và Relevance với ngành hàng tối đa.

Micro (Những người có 5000+ friends và followers có những sẻ chia về ngành hàng tạo được nhiều sự lưu ý, Những người dùng có chia sẻ về ngành hàng hoặc kinh nghiệm, nhận xét về sản phẩm): Những người có độ Resonance và Relevance tương đối cao, tuy nhiên độ Reach thấp nhất trong 3 nhóm influencer.

3.2. Phân biệt KOL và Influencer Marketing

Influencer là những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội như YouTube, Facebook, Instagram, Tiktok. Do đó, bất kỳ ai cũng có thể trở thành Influencer. Tùy vào lĩnh vực mà họ hoạt động, hoặc mục đích sử dụng mạng xã hội mà sẽ có những mức độ ảnh hưởng rộng hẹp khác nhau.

Còn với KOL, đa phần không hoạt động trên bất kỳ mạng xã hội nào. Họ được nhiều người theo dõi vì kỹ năng chuyên môn. Do đó, bạn dễ dàng bắt gặp KOL ở trên phương tiện truyền thông truyền thống như báo đài, tivi, radio. KOL là những người mà báo chí sẽ luôn quan tâm khi muốn thu hút sự chú ý.

4. Quy trình 5 bước triển khai chiến dịch Influencer Marketing hiệu quả

Quy trình 5 bước triển khai chiến dịch Influencer Marketing
Quy trình 5 bước triển khai chiến dịch Influencer Marketing

4.1. Campaign Creation

Campaign Creation là bước tìm hiểu kỹ lưỡng những thông tin trong Campaign Brief (sản phẩm/dịch vụ, bối cảnh, mục tiêu chiến dịch, khách hàng mục tiêu, ý tưởng, từ khóa,…).

Một Influencer Brief sẽ bao gồm 3 nội dung: What (Influencer phải làm gì?), How (Influencer sẽ triển khai như thế nào?) và Influencer KPI (những chỉ tiêu mà Influencer cần phải đạt được).

Phần quan trọng nhất chính là Influencer KPI. Nhìn chung, Influencer KPI của một chiến dịch sẽ gồm hai nhóm mục tiêu chính:

  • Output: các thỏa thuận công việc giữa thương hiệu và Influencer. Chẳng hạn như số lượng nội dung, thời gian đăng tải, số lần tham gia sự kiện, những thông điệp cần truyền tải,…
  • Outcome: kết quả đạt được của những nội dung mà Influencer tạo ra: nhận biết (Reach, View), tương tác (Like, Share, Comment, Click), hành động (tham dự cuộc thi, để lại thông tin, tải app,…)

Thương hiệu cần làm rõ những KPI này với Influencer để họ có thể tạo ra nội dung tương thích với mục tiêu của chiến dịch.

4.2. Influencer Selection

Lựa chọn Influencer phù hợp với mục tiêu và ngân sách là một trong những bước quan trọng nhất. Có 3 tiêu chí để chọn Influencer đó là: 3R (Relevance, Relevance và Relevance), trong đó:

  • Target Audience Relevance: sự phù hợp về nhân khẩu học giữa đối tượng mục tiêu của thương hiệu và nhóm người theo dõi Influencer.
  • Personality Relevance: sự phù hợp mặt hình ảnh cá nhân, tính cách của Influencer và hình ảnh thương hiệu.
  • Content Relevance: sự phù hợp giữa những thể loại, quan điểm nội dung do Influencer tạo ra và định hướng thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải.

Theo sau đó, việc quan trọng không kém đó là ngân sách. Bạn cần cân bằng số lượng, vai trò giữa các Influencer sao cho vừa tối ưu được ngân sách vừa đảm bảo đạt được hiệu quả truyền thông.

Một chiến dịch Influencer Marketing thường chỉ cần 1 đại sứ thương hiệu, 2 – 3 Influencer sáng tạo nội dung và tối đa hóa Influencer lan tỏa thông điệp. Vì quá nhiều Đại sứ thương hiệu sẽ khiến người xem bối rối về mặt hình ảnh hoặc quá nhiều Influencer đóng vai trò sáng tạo nội dung có thể khiến thông điệp truyền tải trở nên lan man, thiếu tập trung.

Ngoài ra, một số yếu tố khác như thời gian, sự đồng thuận, các hoạt động cộng tác trước kia của Influencer cũng cần được kiểm tra và đánh giá.

4.3. Content Co-Creation

Sáng tạo nội dung không phải đơn thuần là chia sẻ nội dung của thương hiệu. Ở đây, chữ Co-creation nghĩa là đồng sáng tạo ra những nội dung mới, hoặc tối thiểu là điều chỉnh thông điệp của thương hiệu trở thành câu chuyện của Influencers dựa theo phong cách và đặc điểm họ.

Có ba yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình đồng sáng tạo nội dung với Influencer:

  • Content Format:
  • Trách nhiệm của Influencer:
  • Tùy biến thông điệp: Từ thông điệp của thương hiệu, Influencer sẽ chuyển thể thành thông điệp của riêng họ sao cho đúng chuyên môn, phong cách của mình và phù hợp với nhóm followers, và đương nhiên vẫn phải đảm bảo đạt được mục tiêu thương hiệu.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần một Content Plan để phục vụ cho việc quản lý nội dung của tất cả Influencer. Content Plan có thể bao gồm 5 phần sau:

  • Những Influencer với vai trò và giai đoạn tham gia cụ thể
  • Chủ đề hay thông điệp chủ đạo định hướng
  • Định dạng loại Influencer sẽ sáng tạo
  • Văn phong của Influencer
  • Deadline cụ thể trong việc gửi nội dung, chỉnh sửa và triển khai

4.4. Content Distribution & Delivery

Sau khi đã thống nhất những thỏa thuận công việc với Influencer, bạn cần lên kế hoạch phân phối những nội dung này. Có hai kênh phân phối chính:

  • Kênh Online: các kênh social chính thức của Influencer (Facebook, Instagram, YouTube,…) hoặc các báo điện tử, diễn đàn.
  • Kênh Offline: tham dự event/ talkshow, chụp hình sản phẩm, giao lưu với cộng đồng,…

Ngoài ra, phản hồi thắc mắc cho những người tương tác cũng là một vấn đề đáng lưu ý và cần thống nhất với Influencer. Tốt nhất là thương hiệu nên có những tài liệu hướng dẫn cụ thể về cách tương tác, hướng trả lời và giới hạn nội dung được phép cho Influencer.

4.5. Measurement

Đo lường là bước cuối cùng. Việc đo lường bao gồm 3 nhóm: output, outcome và mục tiêu truyền thông.

  • Output: là số lượng nội dung đã thoả thuận với Influencers để đồng sáng tạo hay đăng tải. Có thể được kiểm tra bởi nội bộ agency, thông qua làm việc trực tiếp với Influencers nhằm theo dõi tiến độ sản xuất, đăng tải, sau đó đối chiếu với kế hoạch đề ra ban đầu.
  • Outcome: là những đánh giá đánh giá sơ bộ hiệu quả nội dung Influencer đã đăng tải, dựa vào những mục tiêu đặt ra ban đầu như: nhận biết, tương tác, hành động,… Sâu hơn nữa là đối chiếu những thông tin về nhân khẩu học của những người đã tương tác, cảm xúc và mức độ quan tâm thông qua các từ khóa trong phần thảo luận. Cuối cùng, bạn cần so sánh tỷ lệ Earned Media và Paid Media để đánh giá mức độ hấp dẫn và lan toả tự nhiên cùa nội dung
  • Mục tiêu truyền thông: các chỉ số trong mục tiêu truyền thông được đo lường trong hai báo cáo Brand Health Tracking và Social Listening do thương hiệu thực hiện.

5. Case Study của Influencer Marketing

“Khoảng cuối 2016 và đầu năm 2017, giới trẻ Việt Nam xôn xao với chiến dịch “Đi để trở về”, đánh dấu sự quay trở lại xuất sắc của Biti’s với thương hiệu con Biti’s Hunter.

Xuất phát từ màn product placement đầy tranh cãi trong MV đình đám “Lạc trôi” của Sơn Tùng MTP, gây bão thông qua tranh luận #teamdi và #teamtrove trên mạng xã hội, và chính thức ra mắt MV “Đi để trở về” là câu trả lời trọn vẹn của thương hiệu, cùng với ca sĩ trẻ đang lên Soobin Hoàng Sơn, Mùa 1 của chiến dịch đã tạo tiếng vang rất lớn cho Biti’s trong  cuộc chiến truyền thông Tết vốn chỉ dành cho những thương hiệu lớn.

Đầu năm 2018, Biti’s tiếp tục Mùa 2 với MV “Đi để trở về 2” cũng do Soobin Hoàng Sơn thể hiện và đã đạt được những thành công nhất định, ngày càng khẳng định hình ảnh của thương hiệu con Biti’s Hunter trong tâm trí người tiêu dùng.”

Biti’s – Đi để trở về – BrandVietnam

Đi để trở về 5" của Bitis Hunter và khát vọng nâng tầm giày Việt

Đây có thể gọi là case study tiêu biểu của Influencer marketing trong những năm trở lại đây. Và nó đã đánh dấu một bước ngoặt chuyển mình mới của Biti’s Việt Nam.

6. Tổng kết

Influencer Marketing không đem lại hiệu quả lập tức. Nó cũng giống như cách tiếp cận rộng rãi của hình thức Social Media Marketing hay Email Marketing. Trọng tâm chiến dịch là tăng độ nhận diện thương hiệu, uy tín đểkhách hàng tin tưởng về chất lượng của sản phẩm.

Hợp tác với một Influencer là bạn có thể giới thiệu được thương hiệu đến cộng đồng người theo dõi họ trên trang cá nhân. Bạn cần một kế hoạch chi tiết, tìm kiếm đối tượng phù hợp nhất và tôn trọng những thành quả mà Influencer tạo ra.

Trên đây là tất cả những thông tin BigAds muốn chia sẻ tới bạn về Influencer Marketing là gì. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích tới bạn trong quá trình tìm kiếm Influencers và triển khai những chiến dịch Influencer Marketing.

Nếu bạn đang quan tâm tới dịch vụ Marketing, hãy liên hệ ngay với BigAds theo:

  • Hotline: 0858 32 6886
  • Website: BigAds.vn
  • Facebook: BigAds.vn