SEO
30/09/2021

SEO OnPage là gì? 21 tiêu chuẩn tối ưu SEO OnPage _Phần 1

Bất kỳ SEOer nào cũng biết Google sẽ thay đổi thuật toán thường xuyên. Điều này khiến cho những người làm SEO web gặp rất nhiều khó khăn, phải liên tục thay đổi để có thể đáp ứng tiêu chuẩn của Google và đánh bại đối thủ. Và cứ mỗi lần cập nhật như vậy, Google sẽ chú ý hơn đến phần content và SEO Onpage của các trang web.

Trong bài viết này, BigAds sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn SEO Onpage là gì? Đồng thời, chia sẻ đến bạn 21 tiêu chuẩn bắt buộc, giúp SEO Onpage nhanh chóng.

1. SEO OnPage là gì?

SEO Onpage là là sử dụng các kỹ thuật tối ưu hóa tất cả yếu tố có trong website, nhằm mục đích tăng thứ hạng trang website lên TOP tìm kiếm Google.

Ngược hoàn toàn với SEO Offpage, SEO Onpage chính là phương pháp mang đến hiệu quả nhanh nhất và bạn có thể dễ dàng kiểm soát 100% kết quả của mình.

2.  21 tiêu chuẩn tối ưu SEO OnPage tốt nhất hiện nay

1. Tối ưu URL

URL là một yếu tố cực kỳ quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả SEO Onpage.

SEO OnPage là gì? 21 tiêu chuẩn tối ưu SEO OnPage

Nên ghi nhớ: URL càng ngắn thì khả năng lên TOP tìm kiếm Google sẽ càng cao.

Hãy đặt từ khóa SEO (có lượng search cao nhất) trong thanh URL.

Và một URL được tối ưu chuẩn SEO Onpage phải đáp ứng tiêu chí:

  • Chứa từ khóa có lượt tìm kiếm nhiều nhất (từ khóa bạn đang SEO)
  • Từ khóa nên ngắn gọn nhưng vẫn thể hiện đủ ý. Thông thường, URL lên TOP 1 sẽ có trung bình 59 chữ.
  • Từ khóa phải liên quan đến nội dung bài viết

Chú ý: Có thể gộp nhiều từ khóa cần SEO vào chung một URL để đẩy mạnh hiệu quả SEO hàng loạt từ khóa cùng lúc.

2. Tối ưu Title (tiêu đề bài viết)

Phần title nên đúng trọng tâm, thu hút người đọc để thúc đẩy học click vào bài viết của bạn. Về góc độ làm SEO, việc tối ưu title sẽ giúp Googlebot nhanh chóng crawl dữ liệu và có thể hiểu được nội dung của bài viết đó.

Chắc chắn bạn đã thấy được title SEO có vai trò quan trọng như thế nào rồi đúng không?

Nếu trước đây, bạn chỉ cần đặt vài từ khóa vào title là đạt được thứ hạng cao rồi. Tuy nhiên, Google cực kỳ thông minh và nhanh chóng biết được thủ thuật này và tiến hành thay đổi điều luật của việc chèn từ khóa vào tiêu đề.

Một số lưu ý khi thực hiện tối ưu title:

  • Mỗi title sẽ được ngăn cách bằng dấu “-” hoặc “|”.
  • Title sẽ chứa các từ khóa mục tiêu có lượng search cao thứ 2
  • Title không được chứa từ khóa đã có trong URL. VD: URL là: seo-onpage thì title không được ghi “SEO Onpage” mà đổi thành “SEO Onpage là gì”.
  • Đặt từ khóa chính ngay đầu tiêu đề sẽ tăng tỷ lệ CTR và thứ hạng.
  • Title nên được đặt tên bằng từ khóa đồng nghĩa hoặc từ khóa liên quan.
  • Có nhiều từ khóa trong tiêu đề sẽ rất tốt, nhưng không được nhồi nhét, Google sẽ đánh giá là spam. Thay vào đó hãy làm cho thật tự nhiên.

Ví dụ: Với từ với từ khóa cần SEO là “Đồng hồ nữ cao cấp chính hãng TPHN”. Thì bạn có thể lên TOP tìm kiếm với các từ khóa: “Đồng hồ nữ”, “đồ hồ nữ cao cấp”,…

Nếu bạn đang thực hiện các kỹ thuật tối ưu SEO Onpage cho Homepage (trang chủ) thì phải:

  • Đặt tên thương hiệu doanh nghiệp ở title.
  • Title phải thể hiện bao quát nội dung của toàn bộ trang web. Đồng thời bổ trợ rõ nghĩa cho các thư mục cha.

Nếu bạn xây dựng một trang web về thương mại điện tử và cung cấp các sản phẩm về máy giặt hoặc máy lạnh thì tiêu đề trang chủ phải thể hiện được hết nội dung tổng quát của website. Điều này sẽ giúp Google hiểu rõ và crawl thông tin nhanh hơn.

3. Nên có thêm Heading 1

Tiêu chuẩn tối ưu SEO OnPage

Một điều quan trọng khi tối ưu thẻ Heading 1 chính là cần tạo ra sự đa dạng, có tính liên quan và tập trung hướng đến người dùng của mình.

  • Heading 1 phải chứa từ khóa SEO có lượng search nhiều thứ 3 và liên quan đến chủ đề bài viết. Heading 1 chứa từ khóa SEO liên quan trọng điểm (có nhiều lượng search thứ 3)
  • Heading 1 phải bao quát toàn nội dung bài viết
  • Mỗi bài viết chỉ có duy nhất 1 Heading 1. Nếu chứa quá nhiều thì sẽ khiến Google không hiểu được bài viết của bạn muốn hướng đến điều gì và sẽ ảnh hưởng đến thứ hạng website.
  • Heading 1 phải sử dụng từ khóa LSI khác và không được trùng với URL, Title.

4. Tối ưu Heading 2-3 trong SEO Onpage

Ngoài việc tối ưu phần URL, title và Heading 1 thì bạn không được quên việc tối ưu Heading 2-3 để giúp Google nhanh hiểu về nội dung trang web của mình.

Những lưu ý quan trọng khi tối ưu Heading 2-3:

  • Ngắn gọn, súc tích và bao hàm đoạn văn mà bạn sẽ đề cập
  • Cố gắng triển khai nhiều sub-heading càng nhiều càng tốt cho SEO Onpage.
  • Heading 2-3 phải chứa từ khóa liên quan hoặc chứa một số từ khóa liên quan hoặc từ khóa đồng nghĩa. Không được nhồi nhét quá nhiều từ khóa sẽ khiến Google hiểu nhầm thành spam.
  • Ghi nhớ: Heading 2-3 ảnh hưởng mạnh đến SEO website, còn Heading 4-6 thì không ảnh hưởng nhiều.

Ví dụ: Nếu bạn muốn viết một bài content liên quan đến đau lưng, thì có thể search tham khảo trên trang wikipedia sẽ thấy bố cục nội dung được phân chia cụ thể, rõ ràng: Triệu chứng, phân loại, nguyên nhân, điều trị,…

5. Mục lục – TOC (Table of Content)

Thiết kế phần mục lục phải có sự khác biệt và đầy đủ

Tối ưu tốt để tăng trải nghiệm người dùng

Cũng tương tự khi mua một quyển sách, đôi khi bạn sẽ không bắt đầu đọc ngay mà xem sơ qua phần mục lục, tiêu đề đầu tiên để tự định hình ra những thông tin mà mình muốn.

Lúc này, TOC đóng vai trò điều hướng để người đọc đến đúng phần mà mình đang tìm kiếm.

Thuật toán Rankbrain và Hummingbird của Google rất thích TOC

Nếu bạn đang sử dụng WordPress thì có thể sử dụng tính năng Plugin TOC Plus để tạo mục lục hoàn chỉnh.

6. Số lượng chữ

Khi viết bài chuẩn SEO, bạn cần đảm bảo đạt các tiêu chuẩn về số lượng như:

  • Với những website SEO chính thì bài viết phải chứa ít nhất 1.300 chữ.
  • Tạo ra nội dung hữu ích, hoàn toàn tự nhiên và chèn nhiều từ khóa đồng nghĩa vào.
  • Những trang danh mục, bạn hãy sử dụng JavaScript để tối ưu về UI/UX (bài nên có khoảng 500 từ)

7. In đậm các từ khóa chính trong bài

  • Nên tô đậm từ cả từ khóa chính có trong bài viết.
  • Mật độ từ khóa chính có tỷ lệ là 1-3%, chúng được phân bổ trong H1, H2, mở bài, thân bài, kết bài,… Bên cạnh đó, sự dàn trải từ khóa đồng nghĩa/từ khóa liên quan xuyên suốt để tạo sự liên kết giữa các ý. Từ dó, giúp tổng thể bài viết chỉn chu và có sự thống nhất hơn..

Cần ghi nhớ: Sử dụng bất kì thủ thuật nào trong quy trình SEO Web thì bạn phải ưu tiên đến tính tự nhiên, không cố nhồi nhét từ khóa và phải luôn nghĩ đến người dùng.

8. Độ dài bài viết

Độ dài content là một tiêu chuẩn để Google có thể đánh giá tổng quan bài viết của bạn có chuyên sâu, hữu ích cho người dùng không.

Theo kinh nghiệm cùng với sự khảo sát của rất nhiều SEOer tiếng tăm, cho thấy: “Độ dài nội dung đạt 1890 chữ sẽ tốt nhất cho việc tối ưu SEO Onpage”.

Vì sao phải là con số 1.890?

Jonah Berger chứng minh rằng: Các bài viết có độ dài trên 2.000 chữ sẽ được người dùng quan tâm và chia sẻ nhiều nhất. Vì  các bài viết này đi sâu vào vấn đề, giải đáp được cặn kẽ nhu cầu của người đọc. Chính vì thế, họ sẽ dành thời gian đọc và ở lại web lâu hơn.

Tất nhiên, những bài viết tầm 400 chữ cũng có thể đạt TOP Google cao bài viết chỉ 190 chữ. Và bài viết dài hơn 1.890 chữ thì sẽ có lợi thế và thu hút người dùng hơn.

9. Semantic keyword (từ khóa đồng nghĩa)

Semantic keywords cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho bài viết. Khác với các từ khóa LSI (Latent Semantic Indexing), từ khóa đồng nghĩa sẽ giúp Google và người dùng có thể dễ dàng hiểu được chủ đề/nội dung của bài viết muốn truyền tải.

Thông thường, các SEOer sẽ dành thời gian nghiên cứu tầm Semantic keywords và phân bổ chúng trong bài viết cần tối ưu SEO.

VD: Bạn cần SEO từ khóa “Steve Jobs”, những từ khóa đồng nghĩa có thể chèn vào bài viết gồm:

  • Steve Jobs
  • Người sáng lập Apple
  • Macintosh, …

Khi thêm vào nhiều Semantic keywords sẽ giúp Google cũng như người dùng hiểu được ngữ cảnh, thông tin về Steve Jobs. Hoặc bạn có thể thêm “CEO”, vì đây là người sáng lập nên Apple.

Thêm vào đó, từ khóa “Steve Jobs” cũng có liên quan đến Walt Disney, Apple, Pixar,… Mặc dù bạn chưa từng suy nghĩ đến việc SEO từ khóa “Walt Disney” hoặc “Pixar”, nhưng nếu chúng xuất hiện trong bài viết sẽ giúp Google có thể liên kết các Entity giữa chúng với nhau.

Đừng nghĩ rằng tối ưu bài viết SEO về từ khóa Steve Jobs thì mật độ từ khóa Steve Jobs là 5%, do vậy phải in đậm từ khóa Steve Jobs và nhồi nhét từ khóa này vào bài viết …

Cách này xưa-rồi-diễm!! Thay vào đó, như những gì tôi chia sẻ, hãy tối ưu hóa semantic keywords.

10. Tối ưu hóa hình ảnh

Ngoài việc tối ưu hóa nội dung và từ khóa, trong bài viết bạn cần chú ý đến việc tối ưu hình ảnh khi đăng tải trên trang web của mình như sau:

  • Hình ảnh phải được đặt tên bằng từ khóa không dấu, cách nhau bằng dấu “–”.
  • Tối ưu SEO các tags cho tất cả hình ảnh trong bài
  • Tối ưu đầy đủ các phần meta trong hình gồm: Title, author, subtitle, meta description …) hoặc ít nhất bạn phải đặt tên hình ảnh trước khi upload.

Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng kỹ thuật tối ưu chuyên sâu hơn bằng cách SEO hình ảnh lên top tìm kiếm.

Vì các con bọ tìm kiếm không nhận biết được hình ảnh, chúng chỉ đọc được các ký tự và chữ cái mà thôi. Việc thêm Text vào hình ảnh sẽ giúp Google có thể nhanh chóng nhận biết và hiệu quả hơn.

Lưu ý:

  • Thêm các thẻ ALT Text (chèn từ khóa SEO hoặc Semantic keywords). Đồng thời phải có đầy đủ phần mô tả nội dung để tăng khả năng đưa hình ảnh lên TOP Google Image.
  • Hình đầu tiên trong bài phải chứa từ khóa chính cần SEO và không nên chèn nhiều từ khóa trong hình.

Xem tiếp: SEO OnPage là gì? 21 tiêu chuẩn tối ưu SEO OnPage _Phần2.