seo
30/09/2021

SEO OnPage là gì? 21 tiêu chuẩn tối ưu SEO OnPage_Phần3

Ở bài viết này Bigads sẽ gửi đến bạn 6 tiêu chuẩn tối ưu SEO Onpage cuối cùng trong chuỗi chủ đề 21 tiêu chuẩn. Cùng tham khảo nhé!

Xem thêm: SEO OnPage là gì? 21 tiêu chuẩn tối ưu SEO OnPage_Phần1

SEO OnPage là gì? 21 tiêu chuẩn tối ưu SEO OnPage_Phần2

16. Tối ưu tốc độ load trang

Tốc độ tải trang là một trong những yếu tố mà Google rất quan tâm vì muốn đáp ứng tốt cho người dùng nhiều nhất có thể. Nếu làm tốt điều này sẽ góp phần đưa website lên TOP nhanh chóng.

Google PageSpeed Insights là một công cụ được cung cấp bởi Google, sẽ đưa ra những giải pháp giúp bạn có thể cải thiện tốc độ load hữu hiệu như:

  • Giảm kích thước các file > 150 byte (CSS, HTML, JavaScript) bằng cách sử dụng phần mềm nén file Gzip.
  • Với file hình ảnh, đã có phần mềm Photoshop chuyên dụng giúp giữ nguyên chất lượng ảnh không bị vỡ khi sử dụng.
  • Giảm thiểu CSS, JavaScript, HTML bằng cách tối ưu code để tăng tốc độ tải trang lên.
  • Hạn chế tình trạng Redirect, ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng. Hãy tưởng tượng, nếu trang của bạn Redirect 3 lần từ A → B → C sẽ khiến tốc độ trang load rất chậm. Thay vào đó, hãy rút ngắn thời gian người dùng bằng cách Redirect thẳng từ A → C.
  • Sử dụng đúng định dạng hình ảnh sẽ giảm thiểu dung lượng hình tải lên. Chẳng hạn, hình ảnh thường là JPEG và Graphic dưới 16 màu nên dùng PNG.

17. Tối ưu tính thân thiện với Mobile-friendly

SEO OnPage là gì? 21 tiêu chuẩn tối ưu SEO OnPage

Xu hướng sử dụng thiết bị di động để lướt web ngày càng tăng mạnh. Google đã hướng đến sự ưu tiên trải nghiệm của người dùng trên điện thoại. Và yêu cầu thiết kế website với phiên bản dành cho di động đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong việc xếp hạng.

Nếu bạn sử dụng Responsive Theme hoặc đang xây dựng website cho phiên bản di động thì xin chúc mừng, bạn đã đi đúng quy trình SEO rồi đấy!

a. Xem xét triển khai AMP

Khi nói đến tốc độ, thì có AMP là tốt nhất. Thật ra, việc website bạn có AMP sẽ không đảm bảo 100% bạn xếp hạng cao hơn. Nhưng nó giúp bạn có lợi thế hơn so trang web thông thường khác.

Nếu các yếu tố khác tốt, AMP sẽ giúp bạn đứng đầu kết quả tìm kiếm trên di động. Kết quả là bạn sẽ nhận được nhiều traffic vào website hơn.

b. Loại bỏ hiển thị form đăng ký

Mặc dù form đăng ký chính là yếu tố thúc đẩy người đọc để lại thông tin đăng ký nhận mail. Nhưng điều này lại vô hình chung gây ra nhiều phiền toái cho người dùng khi lướt website bằng điện thoại.

>> Đó chính là lý do Google chính thức phạt các website hiển thị form.

Cách tốt nhất là bạn hãy tắt tất cả tính năng hiển thị form trên phiên bản di động.

Có rất nhiều yếu tố gây ra phiền toái cho người đọc, chẳng hạn là nút X để tắt đi các mẫu quảng cáo pop-up. Hãy đặt mình vào vị trí của họ để tìm ra được các giải pháp tăng tính tương tác và giữ chân họ ở lại web lâu hơn.

Một cách làm đơn giản:. Tất cả thiết kế của các nút hiển thị phải đảm bảo đủ lớn để click vào.

18. Sử dụng 301 Redirect đúng cách trong SEO OnPage

Bạn muốn rút ngắn URL vì quá dài thì hãy chuyển sang dùng 301 Redirect để chuyển các URL cũ sang URL mới, nhằm tránh hiển thị 404 content.

Trong trường hợp, URL quá dài nhưng bài viết đã lên TOP cao thì tốt nhất không đụng vào URL đó. Vì chỉ cần một thay đổi nhỏ, sẽ ảnh hưởng toàn bộ đến cấu trúc website, khiến Googlebot khó hiểu về trang web của bạn.

19. Tuổi đời web khi SEO Onpage

Chắc cũng có nhiều SEOer không biết rằng, tuổi đời (Age) của website cũng ảnh hưởng đến thứ hạng website đúng chứ? Một trang web được xây dựng lâu đời và có 1 lượng Backlink trỏ về chất lượng sẽ có nhiều lợi thế về độ tin tưởng hơn.

Tuy nhiên, Bigads sẽ không đề cập quá nhiều vào phần Age. Vì nó không phải là thứ mà bạn có thể tối ưu được.

Mà ý chính ở đây, Google sẽ đánh giá cao cho những content được update hơn những content được tạo mới.

Vậy làm gì để tối ưu chuẩn SEO hiệu quả? Câu trả lời là làm mới lại nội dung.

Bạn có thể điều chỉnh phần giới thiệu, thông các thông tin, phần mới cho bài viết. Làm bất kỳ điều gì có thể hợp lý hóa để tạo mới cho nội dung cũ là được.

Tuy nhiên, mỗi lần như vậy bạn phải thêm vào tầm 400-500 chữ thì mới được coi là thay đổi.

20. SEO OnPage với Social share

Google rất thích những trang web thực hiện các tín hiệu Social share (Chia sẻ mạng xã hội) để đánh giá bài viết đó có chất lượng không.

Năm 2016, một nghiên cứu của Cognitive SEO chỉ ra rằng: Chia sẻ bài viết trên Google+ sẽ ảnh hưởng lớn nhất đến thứ hạng website, tiếp đó là Facebook.

Do đó, bạn hãy tạo ra thực nhiều bài viết có nội dung chuyên sâu, chất lượng. Và có thể thúc đẩy người dùng share bài viết của bạn trên các trang mạng xã hội.

Bật mí nhỏ:

Content chất lượng chính là cách hữu hiệu giúp bạn thu hút khách hàng click vào bài viết của mình. Đồng thời còn khiến họ muốn mua dịch vụ/sản phẩm của bạn. Đây cũng là 1 trong 4 giá trị quan trọng của mô hình 4P trong Marketing.

21. 404 và https

Thống kê của Ahrefs trong 2016: Hơn 80% trang web xếp hạng 1 trên Google vẫn chưa sử dụng Https.

Nhưng Google đã có một thông báo chính thức vào năm 2014: Https chính là một yếu tố phải có khi thực hiện SEO onpage.

Vào ngày 18 và 19/8/2017, Google Webmaster Tools đã gửi thông báo hàng loạt đến các website master rằng: Nên https vào các trang web chưa cài đặt.

Và cũng trong thời gian đó, đã có rất nhiều biến động từ khóa xảy ra. Có rất nhiều website TOP 1,2 và 3 không có https rơi xuống vị trí thấp hơn.

Cùng lúc đó, chính là sự thay đổi thứ hạng của các trang đã cài đặt https.

Các SEOer đã nhận thấy được Google thực sự chú ý về https. Những website rớt hạng sau khi đổi sang https thì các dự án bắt đầu quay trở lại TOP như bình thường.

Nếu chưa cài đặt thì bạn phải thêm https vào website của mình ngay!

LỜI KẾT

Hy vọng, với 21 Checklist cơ bản cần phải có khi tối ưu SEO Onpage trên đây, bạn đã biết nên và không nên làm gì rồi.

Hãy áp dụng theo đúng những chỉ dẫn này, sẽ là cách tốt nhất giúp bạn tối ưu chuẩn Onpage SEO tất cả nội dung trên website của mình và nhanh chóng tăng thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm.

Chúc bạn thành công!