CTR
30/09/2021

Vai trò của CTR – 13 cách giúp tăng chỉ số CTR trong SEO (phần 1)

Trong bài viết trước Bigads đã chia sẻ đến bạn CTR là gì? Vai trò của CTR (Click – Through – Rate) trong Adwords.

Xem thêm: CTR là gì? Vai trò của CTR (Click – Through – Rate) trong Adwords

Ở bài viết này, Bigads tiếp tục gửi đến bạn đọc thêm các thông tin về CTR. Trong SEO, chỉ số CTR đơn giản là tỷ lệ người dùng nhấp vào đường link trên tống số lần đường link này hiển thị.Vậy vai trò của CTR đối với SEO là gì? Cách giúp tăng chỉ số CTR trong SEO. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Vai trò của CTR (Click – Through – Rate) đối với SEO

Chỉ số CTR trong SEO cũng tương tự như cách tính số liệu trong Email, quảng cáo PPC và thiết kế website On-page. CTR cung cấp dữ liệu chính xác cho bạn biết số lượng người thấy kết quả tìm kiếm của bạn. Cũng như có bao nhiêu người click chuột vào trang web của bạn.

Vì vậy, nếu liên kết đến website xuất hiện dưới dạng trang kết quả của Google. Và 20% là số người nhìn thấy nhấp chuột vào liên kết của bạn. Điều đó có nghĩa là CTR trong trường hợp này sẽ là 20%.

Và sẽ tốt hơn nếu website của bạn xếp hạng càng cao càng tốt. Vì CTR sẽ thay đổi khác nhau tùy vào từng vị trí trong bảng xếp hạng tìm kiếm.

13 cách giúp tăng chỉ số CTR trong SEO

Bạn đã biết cách tối ưu để tăng tỷ lệ CTR trong SEO chưa? Giả sử website của bạn không có lượt truy cập thì nguyên nhân có thể là do bạn không có đủ Organic Traffic hoặc nội dung chưa thực sự thu hút người dùng.

Những trang nào xuất hiện ở vị trí cao trên bảng kết quả tìm kiếm Google thường sẽ có lượng Traffic tự nhiên rất lớn.

Và nếu trang của bạn có xếp hạng càng cao thì tỷ lệ CTR càng cao. Tuy nhiên, đây không phải là yếu tố duy nhất để thúc đẩy người dùng click chuột.

Mình sẽ hướng dẫn cho bạn 13 cách làm tăng tỷ lệ CTR và lượng traffic tự nhiên trong SEO nhanh nhất:

1. Tăng CTR bằng cách nghiên cứu danh sách Long-tail keyword

cách giúp tăng chỉ số CTR trong SEO_nghiên cứu Long tail keyword

 

Long-tail keyword là những từ khóa dài/mở rộng, một phần không thể thiếu trong các chiến lược SEO. Việc nghiên cứu list từ khóa dài và thêm vào trong website cũng là cách làm tăng lượng truy cập tự nhiên hiệu quả.

Thêm vào đó, Long-tail keyword chính là yếu tố giúp xây dựng phễu bán hàng vững mạnh. Nếu như các từ khóa đơn sẽ nằm ở đỉnh thì những từ khóa dài lại bám chắc vào phần giữa và đáy phễu.

2. Viết Meta Description ngắn gọn, hấp dẫn

Thẻ Meta Description sẽ xuất hiện trong trang kết quả tìm kiếm Google. Đoạn thông tin này phải thật sự hữu ích, bao quát nội dung theo mong đợi của người dùng và thúc đẩy họ nhấp chuột vào liên kết.

Nếu viết Meta Description chất lượng cũng giúp tăng tỷ lệ CTR đáng kể. Giống như việc đánh giá một quyển sách có thu hút hay không thì ta thường nhìn vào trang bìa. Cho nên, đoạn thông tin này chính là cầu nối giữa website của bạn và khách hàng tiềm năng.

Trong thẻ Meta Description, bạn chỉ nên viết tối đa 160 ký tự giống như hình bên dưới:

Nếu bạn không viết nội dung trong Meta Description, Google sẽ tự động lấy một đoạn nội dung bất kỳ trong bài viết để thay thế.

Toplist.vn là ví dụ thành công trong trường hợp này: Khi người dùng tìm kiếm cụm từ “trường đại học ở Hà Nội” thì website của họ nhanh chóng hiện lên TOP đầu ngay sau các trang quảng cáo trên SERP. Mặc dù truy vấn không xuất hiện chính xác như thông tin trên tiêu đề hoặc URL.

Hoặc bạn có thể thêm công cụ Yoast (trong WordPress) vào thẻ Meta Description để xem trước phần nội dung sẽ xuất hiện ngoài trang tìm kiếm Google và đưa ra điều chỉnh phù hợp.

3. Thực hiện Schema Markup – “dữ liệu có cấu trúc”

Dữ liệu có cấu trúc là yếu tố chính tạo nên nội dung hay, hấp dẫn và tăng lượt tương tác tốt nhất.

Ví dụ: Khi tìm kiếm “phim hay tháng 9”, bạn sẽ thấy hàng loại kết quả hiển thị trên Google. Để tìm được danh sách bộ phim phù hợp thì hãy xem các đánh giá từ người dùng như thế nào.

Các hộp thông tin tương tác xuất hiện rất nhiều trên bảng kết quả tìm kiếm. Bạn có thể lách luật SEO nếu thực hiện đúng theo sơ đồ thuật toán mà Google đang tìm kiếm.

Các trang truyền thông xã hội lớn như Wikipedia, Twitter hay IMDB đã sử dụng “Schema Markup” từ lâu. Nếu không xây dựng “dữ liệu cấu trúc” riêng thì trang web của bạn khó đạt được thứ hạng cao trên trang kết quả Google.

4. Thêm hình ảnh cho các bài viết

Hình ảnh là một phần rất quan trọng, chúng có thể làm tăng tỷ lệ CTR lên tới 42% trong các email. Hơn nữa, chúng còn tăng sự tương tác tên các trang mạng xã hội.

Bạn chẳng thể nào thêm tất cả 1000 từ vào văn bản xem trước. Thay vào đó, hãy sử dụng các hình ảnh thú vị, gây hút mắt ngay khi nhìn vào.

Trong một phỏng vấn gần đây, hơn 90% các Marketer đều cho rằng: “Hình ảnh đóng vai trò lớn trong việc truyền tải thông tin đến người dùng. Hãy tạo ra những hình ảnh liên quan đến nội dung một cách mới mẻ và có tính viral nhất định.”

5. URL có khả năng mô tả

URL của trang chính là nơi bạn nên đặt các từ khóa dài. Nó sẽ hiển thị trong bản xem trước phần liên kết để thu hút người xem click chuột vào trang của bạn. Danh mục, đường dẫn và độ dài của URL cũng ảnh hưởng lớn đến kết quả tìm kiếm.

Bạn cần phân loại các bài đăng trên website hoặc trên blog theo từng chủ đề, tính năng, giá trị,… Điều này sẽ làm tăng thứ hạng từ khóa hiển thị trên bảng kết quả tìm kiếm Google và điều hướng khách hàng chỉ xem dịch vụ/sản phẩm của bạn trước các đối thủ cạnh tranh.

Đây là vai trò và 5 cách đầu tiên giúp tăng chỉ số CTR trong SEO mà mình giới thiệu cho bạn. Hãy đón chờ phần tiếp theo của nó nhé! Mong rằng những nội dung bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn.

Xem tiếp: Vai trò của CTR – 13 cách giúp tăng chỉ số CTR trong SEO (phần 2)