fbpx
CTR13
30/09/2021

Vai trò của CTR-13 cách giúp tăng chỉ số CTR trong SEO (phần 2)

30/09/2021 by Thuy Anh

Ở phần 1 của bài viết trước mình chia sẻ đến bạn đọc 5 các cách giúp tăng chỉ số CTR trong SEO. Hãy tiếp tục cùng tìm hiểu các cách còn lại nhé.

Xem lại phần 1: Vai trò của CTR – 13 cách giúp tăng chỉ số CTR trong SEO (phần 1)

Tăng chỉ số CTR đối với SEO

6. Tăng CTR bằng cách định dạng tiêu đề một cách đơn giản nhất

Tiêu đề là phần mà công cụ tìm kiếm sẽ nhìn thấy đầu tiên. Nếu sử dụng tên thương hiệu thì tiêu đề có thể ngắt quãng hoặc ngăn cách ra.

Cách này sẽ làm nổi bật thương hiệu doanh nghiệp bạn trong mắt khách hàng. NHƯNG, đây có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến thứ hạng website trên bảng kết quả tìm kiếm

Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng Yoast cho WordPress để xóa tên website ra khỏi tiêu đề nhanh chóng.

7. Địa phương hóa nội dung trên website

Những năm gần đây, Google dành sự quan tâm nhiều hơn đến những yếu tố tương thích với thiết bị di động.

Từ năm 2011, xu hướng tìm kiếm thông tin trên di động tăng mạnh và trở thành thói quen của người dùng. Và điều này góp phần làm thay đổi các hiển thị trên bảng kết quả tìm kiếm.

Tùy thuộc vào vị trí đang sinh sống, bạn sẽ tìm được những nội dung trên thiết bị di động phù hợp.

Thực tế, số lượng người tìm kiếm các yếu tố đã “địa phương hóa” ngày càng nhiều. Đây cũng là cơ hội giúp bạn tăng CTR nhanh chóng bằng cách địa phương hóa” nội dung website của mình.

Ví dụ: Một khách hàng tìm kiếm thợ sửa máy lạnh ở khu vực TP Hà Nội, có thể search “sửa máy lạnh” hoặc “sửa máy lạnh TP Hà Nội”.

Khi người dùng tìm kiếm từ khóa liên quan đến dịch vụ/sản phẩm của bạn. Vị trí doanh nghiệp sẽ hiển thị rõ trên kết quả tìm kiếm với mục đích điều hướng họ đến Google Maps. Ngoài ra, những thông tin như: Tên thương hiệu, website, địa chỉ, giờ hoạt động, hotline của doanh nghiệp bạn cũng xuất hiện đầy đủ trên kết quả tìm kiếm Google.

Đây là một cách tăng tỷ lệ CTR và lượng traffic tự nhiên hiệu quả hơn là treo các banner trên các góc phố như cách làm Marketing truyền thống trước đây.

8. Đăng bài theo theo cấu trúc dạng liệt kê giúp tăng CTR

Bạn có thể tham khảo dạng bài đăng có cấu trúc liệt kê trên các website: Cracked.com, Buzzfeed.com và các bài đăng của The Huffington. Tiêu đề nên viết theo dạng “Top 10, Top 20” sẽ tốt hơn là “Top 6, Top 12”.

Ví dụ: 5 thuật ngữ cần biết trong quảng cáo Google Display Network, 20 Chuyên gia SEO giỏi nhất nên học hỏi, Top 10 cách SEO website lên TOP nhanh nhất,… Dựa vào đây, bạn hãy nghiên cứu và tìm kiếm các ý tưởng mới để thay đổi chiến lược sao cho hiệu quả hơn.

9. Kiểm tra mức độ của các tiêu đề trên Social Media

Như đã chia sẻ ở trên, tiêu đề đóng vai trò quan trọng giúp thu hút khách hàng click vào website của bạn. Chính vì thế, bạn nên dùng công cụ CoSchedule sẽ hỗ trợ phân tích tiêu đề theo nhu cầu.

CoSchedule với nguồn dữ liệu khổng lồ, giúp bạn tìm được nhiều mẫu tiêu đề hay nhất, mới nhất. Nhưng cách tốt nhất là hãy áp dụng vào thực tế để biết được tiêu đề sử dụng có tốt hay không.

Social Media là nền tảng tuyệt vời giúp bạn có thể thử nghiệm các tiêu đề dễ dàng. Bắt đầu bằng cách chọn 1 tiêu đề yêu thích để Publish và WordPress sẽ tự động công khai trên các trang mạng xã hội.

Bạn sẽ thấy rõ lượng tương tác, số lần nhấp chuột, lượt like, comment của tiêu đề đó. Tiếp đến, bạn hãy so sánh lượt nhấp của các tiêu đề trên cùng một liên kết. Cách thử nghiệm này sẽ giúp bạn chọn được loại tiêu đề nào phù hợp để sử dụng. Tuy nhiên, điểm hạn chế là bạn chỉ có thể test thành công nếu trang web của bạn có lượng follow lớn.

10. Sử dụng bản xem trước Yoast trong WordPress

Nếu bạn sử dụng WordPress, thì hãy cài đặt plugin Yoast. Đây là bộ SEO đầy đủ các tính năng, góp phần mang lại kết quả tốt nhất cho chiến lược doanh nghiệp.

Khi viết bài xong, bạn hãy chọn chế độ xem trước giống như một bản hoàn chỉnh xuất hiện trên Google. Yoast sẽ giúp bạn loại bỏ những từ ngữ không trùng khớp hoặc từ ngữ dư thừa trong nội dung. Ngoài ra, Yoast còn có các thanh công cụ để bạn biết được số ký tự giới hạn là bao nhiêu.

Đặc biệt, Yoast sẽ tích hợp vào mỗi bài đăng khi cài đặt plugin, nên không ảnh hưởng đến quá trình bạn đang sử dụng WordPress.

11. Sử dụng Google AdWord để xem trước

Công cụ xem trước của Google Ads hay còn gọi là CDN (mạng phân phối nội dung khác) trang bị nhiều tính năng hiện đại hơn và có thể thay thế tốt cho Yoast SEO.

Từ tháng 9/2016, các bản quảng cáo xem trước đã được tối ưu hóa trên máy tính và thiết bị di động, giống như bản xem trước của phần Meta Description và Tiêu đề. Google Ads hỗ trợ người dùng xem trước và phân tích các thông số.

Bạn có thể nhập tiêu đề (vào Headline 1), tên trang web (vào Headline 2) và 1 đoạn ngắn mô tả đang muốn kiểm tra để thu thập thêm nhiều ý tưởng mới mẻ hơn.

12. Kiểm tra các trang có CTR cao nhất và thấp nhất

Có 2 cách xem dữ liệu này bằng phần mềm Google Analytics:

Cách 1: Vào Acquisition => Search Console => Queries để biết được lượng truy cập dẫn đến trang của bạn.

Báo cáo sẽ cung cấp đầy đủ dữ liệu về: CTR, số lần hiển thị, số lần nhấp chuột và vị trí xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm. Đây là những thông tin cực kỳ giá trị cho chiến lược Marketing của bạn. Hãy tải xuống và tiến hành phân tích thật chi tiết.

Cách 2: Kiểm tra các Landing Page cùng một menu

Báo cáo này sẽ chứa đầy đủ thông tin chi tiết về số lần nhấp chuột và số lần hiển thị của tất cả liên kết. Ngoài ra, nó cũng cho bạn biết về các phiên (Session), tỷ lệ chuyển đổi (Conversion), Bounce Rate và nhiều dữ liệu có giá trị khác.

Nhìn vào báo cáo này, bạn sẽ biết được trang nào có tỷ lệ CTR cao nhất và thấp nhất. Để cải thiện ở những trang có CTR thấp, thì bạn nên thử nghiệm A/B Testing phần tiêu đề và đoạn mô tả trên Social Media.

13. Tối ưu hóa tốc độ website

Lượt nhấp chuột sẽ không được tính nếu như người dùng thoát trang trước khi load xong. Tốc độ website là một trong những yếu tố thu hút người dùng và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho họ.

Nếu bạn muốn duy trì tỷ lệ CTR hoặc cần tăng lên thì hãy tối ưu hóa tốc độ website (nó cũng quan trọng khi làm SEO).

Có nhiều công cụ giúp bạn kiểm tra tốc độ website miễn phí như PageSpeed Insights của Google.

Để có thể tăng độ tải trang và tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 7%, thì bạn cần giảm tối đa mức yêu cầu HTTP. Đồng thời, cắt giảm thời gian phản hồi của server, phân phối CSS, cho phép nén và tối ưu hình ảnh. Và đừng quên ưu tiên phần nội dung website và bật bộ nhớ đệm trình duyệt.

KẾT LUẬN

Mục tiêu khi thực hiện chiến dịch Digital Marketing chính là Organic Traffic. Vì khách hàng đã biết về thương hiệu, dịch vụ/sản phẩm một cách chủ động mà bạn không cần phải chi trả cho bất kỳ quảng cáo nào.

Cách duy nhất để có được lượng Traffic tự nhiên là nhận được nhiều lượt click chuột từ Google và thông qua nhiều công cụ tìm kiếm khác.

Bằng cách tăng tỷ lệ CTR, bạn sẽ nhanh chóng thu được lượng Traffic tự nhiên và chuyển đổi nhanh chóng.

Nếu như trước đây, chúng ta quen thuộc với cách tối ưu hóa cho các từ khóa đơn và từ khóa dài. Thì xu hướng bây giờ là tập trung vào “dữ liệu cấu trúc “- Chìa khóa giúp website của bạn luôn năm trong TOP SERP và thu hút người dùng click chuột liên tục.