marketing
29/09/2021

3 điểm khác biệt cơ bản giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing

Inbound Marketing hay Outbound Marketing đều là những khái niệm không còn quá xa lạ với những người làm Marketing. Nhưng để phân biệt được nó thì không phải người nào cũng làm được điều đó. Để có thể áp dụng hiệu quả các hình thức này bạn cần phải phân biệt được chúng. Trong bài viết này chúng tôi xin gửi đến bạn sự khác biết cơ bản giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing. Đừng bỏ qua bài viết này nhé.

Inbound Marketing là gì?

Inbound Marketing là chiến lược Marketing được thực hiện dựa trên việc tạo ra các giá trị hữu ích cho người dùng. Nhằm mục đích giúp họ chủ động tìm đến sản phẩm của doanh nghiệp. Sau đó, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động như: tiếp cận; nuôi dưỡng; tăng tỷ lệ chuyển đổi trên các khách hàng này.

Nó có thể được hiểu là việc tận dụng các công cụ marketing online để thu hút tương tác với khách hàng. Các kênh có thể được sử dụng gồm có: website; mạng xã hội; forum; email marketing; SEO; social networks,… Với các nội dung và thông điệp được truyền tải qua các kênh này sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được các lượt truy cập hoàn toàn tự nhiên.

Với các doanh nghiệp nhỏ thì hình thức này vô cùng phù hợp để triển khai các hình thức quảng cáo. Inbound Marketing là một quá trình chính vì vậy để thực hiện thành công bạn cần có một khoảng thời gian nhất định. Bởi các lượt truy cập tự nhiên vào website chính là những đối tượng khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp bạn.

Outbound Marketing là gì?

Outbound marketing là chiến lược thu hút đối tượng mục tiêu thông qua việc gửi thông điệp tới đám đông. Để dễ hiểu hơn, hãy nghĩ về OOH hay TV chẳng hạn. Hàng trăm, hàng nghìn người đi ngang qua, chắc chắn trong số đó sẽ có đối tượng bạn đang hướng tới! 

Về bản chất, các chiến dịch outbound thường không quá khác biệt với performance marketing. Chúng cùng hướng tới sự tối ưu hiệu quả tính chuyển đổi dựa trên sự phối hợp đa kênh! Đó cũng là lý do với những ngành hàng thiên về sở thích cá nhân với giá trị không lớn. Outbound marketing sẽ là phương pháp phù hợp nhất để ‘thu hồi vốn’ trong thời gian ngắn!

3 điểm khác biệt cơ bản giữa Inbound Marketing và Outbound Marketing

Thứ nhất: Tương tác một chiều và tương tác đa chiều

Outbound Marketing đơn thuần chỉ là luồng thông tin một chiều từ phía doanh nghiệp đến khách hàng. Hay nói một cách đơn giản hơn đó chính là bạn ‘hét’ vào đám đông một điều gì đó và phần lớn lờ bạn đi. Tuy nhiên, bạn có thể tận dụng ngữ cảnh để khiến những thông điệp của mình hay và bắt bắt mắt hơn trên nền tảng Digital. Như vậy sẽ khiến đối tượng khách hàng của bạn sẽ chú ý đến nó hơn.

Còn với Inbound Marketing thì phương pháp này chú trọng vào sự giao tiếp 2 chiều. Sự tương tác này không hẳn là nhân viên tư vấn hay Chatbot trả lời những điều mà khách hàng của bạn thắc mắc. Mà thay vào đó, dựa trên cơ sở dữ liệu về chân dung khách hàng và những vấn đề mà họ đang mắc phải. Từ đó dẫn dắt họ tìm thấy nội dung mà họ cần tìm thông qua các quy trình marketing automation dựa trên kịch bản tạo sẵn.

Thứ 2: Khơi dậy nhu cầu mua với xây dựng niềm tin

Với Outbound Marketing, mục đich cuối cùng của mỗi quảng cáo là tối đa hóa khả năng mua hàng của các khách hàng quen thuộc và những khách hàng mới. Dù trong trong hợp họ chỉ mởi lướt qua thông điệp của bạn.

Ngược lại, Inbound Marketing hướng đến cây dựng mối quan hệ bền chặt từ những giá trị thêm vào. Bởi vậy, chiến lược nội dung sẽ hầu như hiếm khi đề cập tới sản phẩm. Mà thay vào đó là những lời khuyên được cá nhân hóa cho từng đối tượng mục tiêu.

Thứ 3: Khả năng đo lường khó và khả năng đo lường dễ

Dù trên bất kì nền tảng số nào thì sự hạn chế trong khả năng đo lường đã được khắc phục. Nhưng khi chạy một chiến dịch lớn kết hợp cả hai nền tảng online và offline sẽ rất tốn kém. Ngoài ra, chúng ta còn khó có thể đo lường “tương đối” về tính hiệu quả.

Với Inbound Marketing, để có thể đo lường hiệu quả, bạn sẽ cần lựa chọn CRM phù hợp.

Từ việc so sánh trên, bạn có thể áp dụng ngay hình thức này trong việc tìm kiếm. Và chuyển đổi các khách hàng tiềm năng. Lưu ý, bạn cần lựa chọn đúng các kênh phù hợp với thực trạng hiện tại. Và bạn cần phải tuân thủ từng bước để thực hiện chiến dịch hiệu quả nhất.